Chat Facebook Chat Zalo

Tai nghe vốn dĩ là một loại thiết bị hỗ trợ rất hữu ích giúp người sử dụng có thể rãnh tay để làm những công việc khác cùng lúc. Tuy nhiên nếu sử dụng không hợp lý và quá lạm dụng việc đeo tai nghe mọi lúc, mọi nơi, chẳng hạn như việc đeo tai nghe khi lái xe sẽ đem lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người dùng.

Một số tin khác:

Thực trạng “Đeo tai nghe khi lái xe” tại Việt Nam

Những hành vi đeo tai nghe khi lái xe rất dễ dàng bắt gặp ở những thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Phần lớn những người đeo tai nghe khi lái xe thường để nghe nhạc, bên cạnh đó cũng có một vài lý do khác như: hạn chế tiếng ồn, nghe điện thoại,..

đeo tai nghe khi lái xe

Hầu hết những người đeo tai nghe khi chạy xe thường không đánh giá cũng như nhận thức được những rủi ro mà việc đeo tai nghe khi lái xe mang lại. Việc đeo tai nghe khi lái xe rất dễ làm cho người điều khiển mất tập trung do không thể nghe được tín hiệu giao thông của xe khác, hay các tín hiệu của người điều khiển giao thông,..

Nhìn vào thực tế chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, có rất nhiều trường hợp tai nạn đáng tiếc xảy ra do người điều khiển phương tiện giao thông mất tập trung. Trong đó rất nhiều trường hợp là do người điều khiển đeo tai nghe khi lái xe.

Đeo tai nghe có bị phạt không

Đa phần người điều khiển phương tiện giao thông chỉ quan tâm đến việc đeo tai nghe có bị phạt không chứ không hề chú trọng vào việc đeo tai nghe khi lái xe có nguy hiểm hay không. Vì thế mà không ít người vẫn có thói quen đeo tai nghe khi đi xe máy hay điều khiển ô tô.

Bên cạnh những nguy cơ tiềm ẩn trong hành vi đeo tai nghe khi lái xe thì việc sử dụng tai nghe khi điều khiển xe cũng là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

đeo tai nghe khi lái xe

Căn cứ theo bộ luật giao thông thường bộ: Tại điểm C Điều 39 Luật GTĐB: Người điều khiển hoặc ngồi trên xe gắn máy, mô tô hoặc các phương tiện tương tự không được phép sử dụng ô, điện thoại di động, các thiết bị âm thanh, trừ trường hợp sử dụng các thiết bị trợ thính.

Nếu người điều khiển xe gắn máy có những hành vị vi phạm luật giao thông trên thì phải chịu phạt theo quy định, mức phạt đối với hành vi đeo tai nghe khi tham gia giao thông là từ 60.000 – 80.000 VNĐ.

Nguy cơ tiềm ẩn từ việc đeo tai nghe khi lái xe

Việc đeo tai nghe khi tham giao thông không những vi phạm luật giao thông, gây ra những nguy hiểm cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo nhưng nghiên cứu mới nhất, việc sử dụng tai nghe quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến tai của chúng ta. Tai người thông thường chỉ có thể tiếp xúc được với âm thanh có cường độ không quá 90Db liên tục trên 2h/Ngày. Phần lớn những thiết bị như tai nghe hiện nay đều có công suất cực đại vào khoảng 120Db (vượt quá mức cho phép), nếu âm thanh quá lớn sẽ gây nhiều áp lực lên tế bào thần kinh của chúng ta.

Với những người có thói quen nghe nhạc để thư giản đầu óc hay để tập trung thì có thể bỏ thói quen này. Vì theo một số nghiên cứu gần đây, việc để đầu óc trống rỗng không suy nghĩ gì cũng là cách thư giản và cân bằng tâm lý tốt nhất.

Khi tham gia giao thông chúng ta thường phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn, những tai nạn nghiêm trọng đôi khi xảy ra chỉ vì những lỗi lầm nhỏ. Việc đeo tai nghe khi lái xe sẽ tạo nên những nguy cơ tiềm ẩn rất cao và thường sẽ không có thuốc hối hận nếu chúng ta mắc phải.

Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình khi tham gia giao thông, bạn cần phải nghiêm túc thực hiện văn hóa giao thông và không nên đeo tai nghe khi lái xe.

Các từ khóa liên quan:

  • Đeo tai nghe khi lái xe
  • Đeo tai nghe khi chạy xe
  • Đeo tai nghe có bị phạt không
  • Đeo tai nghe khi đi xe máy
  • Đeo tai nghe khi tham gia giao thông
Đeo Tai Nghe Khi Lái Xe Có Bị Phạt Không? Mức Phạt Là Bao Nhiêu?