Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến tai nạn giao thông đối với những người lái xe ô tô là do đạp nhầm chân ga. Cho dù là đối với tài xe lái xe lâu năm hay người mới tập lái thì cũng có thể mắc phải lỗi này đặc biệt là lúc lơ đãng trong lúc điều khiển xe ô tô sử dụng hộp số tự động. Để đảm bảo an toàn cho người lái xe khi tham gia giao thông, cần tìm hiểu và nắm vững những nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga dưới đây:
Nội dung
Trong phần dưới đây ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga
Nguyên nhân đạp nhầm chân ga
– Tâm lý thiếu vững vàng: Đối với những người vừa bắt đầu với việc lái xe ô tô hay lái chưa thành thạo là một yếu tố dẫn đến việc đạp nhầm chân ga, đặc biệt là khi gặp phải những tình huống khẩn cấp, do chưa làm chủ được tai lái nên dễ rơi vào tình trạng hoảng hốt nên việc đạp nhầm chân ga rất dễ xảy ra.
Thêm vào đó khi người lái xe phát hiện là đạp nhầm chân ga nhưng theo phản xạ của quán tính lại đạp mạnh hơn, nên tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn là rất cao. Do tâm lý không vững vàng và lơ đãng khi lái nên khi xảy ra tình huống bất ngờ là nguyên nhân chủ đạo dẫn tới nhầm lẫn tai hại trên.
– Tư thế ngồi khi lái xe chưa đúng: Ngoài tâm lý thiếu vững vàng thì tư thế ngồi của người lái xe cũng là một nguyên nhân dẫn đến đạp nhầm chân ga: lấy chân phải giữ ga, chân trái đạp phanh. Kiểu ngồi này không chỉ khiến người lái xe bị mệt mỏi, không thoải mái và nếu kéo dài trong một thời gian sẽ dẫn đến nhưng biến chứng về xương, cơ.
Hơn nữa, với tư thế sai trên người lái xe sẽ không đủ lục để đạp phanh, thậm chí dễ bị nhầm lẫn trong những tình huống bất ngờ, cụ thể là những nguyên nhân sau:
– Thói quen dùng hai chân khi điều khiển xe
– Để chân chờ ở ngay bàn đạp ga
– Quên chưa gạt cần số, vẫn ở chế độ D
Để nắm được đầy đủ nhất về nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga, sau đây sẽ là phần khắc phục lỗi đạp chân ga để từ đó người lái xe có thể tự tin làm chủ tay lái của mình.
Cách khắc phục đạp nhầm chân ga
Khi đã ngồi sau vô-lăng, tài xế cần phải để bản thân mình trong tình trạng sức khỏe tốt nhất( không uể oải, ốm hay đau nhức tay, chân, vai, hay lưng) và tuyệt đối không được dùng các thức uống có cồn như rượu, bia hay chất kích thích hay làm nhiều việc song song với việc lái xe vì như vậy sẽ làm mất đi độ chính xác khi lái xe.
Ngoài việc người lái xe đã có tình trạng sức khỏe tốt, ổn định thì việc kế tiếp là rèn luyện khả năng sử dụng chân linh hoạt. Có nghĩa là, không được để chân phanh nằm ở bàn đạp phanh hoặc ga quá lâu. Thay đổi vị trí để chân không tê ì sẽ giúp cho bộ não đưa ra quyết định chính xác hơn. Đơn giản như việc chạy lâu trên đường quốc lộ, thay vì cứ giữ chân ga, thỉnh thoảng tài xế nên bỏ chân, xoay gót qua lại để chân có cảm giác và không bị tê.
Về kỹ năng đặt chân khi lái, người lái xe cần đặt chân hình chứ V sẽ cho vận hành một cách an toàn và thoải mái nhất. Tuy nhiên cần chú ý một số trường hợp gấp khi phanh.Một số người lái xe thường quen xoay gót để đạp phanh, nhưng hành động này sẽ nguy hiểm trong tình huống bàn đạp phanh và ga ngang và gần nhau. Lúc đó, bàn chân phần lớn nằm ở phanh nhưng vẫn bám một phần nhỏ sang chân ga, khiến phanh mất tác dụng. Để khắc phục tình trạng trên, cần tập thói quen nhấc hẳn chân và đạp thẳng mỗi khi phanh gấp. Cách bố trí hình học giữa ghế lái và chân ga giúp tài xế luôn đạp vào phanh nếu chân phải đạp thẳng, mạnh.
Sau cùng,quan trọng nhất là luôn chạy xe với tốc độ giới hạn cho phép. Thực tế hầu hết tài xế cho rằng, xe có thể chạy nhanh hơn tốc độ tối đa cho phép mà vẫn “cảm thấy an toàn”. Tuy nhiên, theo khuyến cáo từ các chuyên gia, tốc độ tối đa ở một đoạn đường nào đó được tính toán dựa trên nhiều yếu tố đảm bảo đủ không gian, địa hình giúp người lái xe phản xạ chính xác và nhanh nhất khi xảy ra các tình huống bất ngờ. Cảm giác không thể chính xác vì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người lái xe, độ an toàn của xe cùng nhiều yếu tố trên đường.
Sau phần tìm hiểu những nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga, người lái xe có thể đã nắm được nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga và với những điều chia sẻ ở bài viết trên tôi tin rằng mọi người lái xe dù lâu năm hay mới biết lái sẽ tự tin và làm chủ tay lái của mình tốt nhất khi tham gia giao thông để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
Từ khóa liên quan:
nguyên nhân và cách khắc phục đạp nhầm chân ga
nguyên nhân đạp nhầm chân ga
Cách khắc phục đạp nhầm chân ga