Chat Facebook Chat Zalo

Theo quy định của luật giao thông đường bộ Việt Nam, kể từ ngày 1/01/2020 quy định xử phạt hành vi điều khiển xe máy không chính chủ sẽ bắt đầu có hiệu lực. Tuy vẫn còn vướng phải nhiều ý kiến trái chiều, thế nhưng mọi người cũng phải hiểu rõ hơn về quy định này và các hình thức xử phạt nếu đi xe máy không chính chủ để tránh bị phạt oan. Vậy mức phạt xe máy không chính chủ 2020 là bao nhiêu?

Mức phạt xe máy không chính chủ 2020

mức phạt xe máy không chính chủ

Trên thực tế thì quy định xử phạt xe máy không chính chủ không phải mới được đưa ra thời gian gần đây, cơ bản thì quy định này đã được nếu rõ ở Điểm a Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 34 ban hành năm 2010 và Điểm a Khoản 1 Điều 33 của Nghị định số 171 ban hành năm 2013. 

Tại điều 33 Nghị định số 33/2010 có quy định về việc xử phạt hành chính từ 100.000 – 200.000 VNĐ ( Cá nhân) và 200.000 – 400.000 VNĐ ( Tổ chức) nếu không tiến hành đăng ký sang tên khi mua bán, cho, tặng, thừa kế,… với các loại phương tiện như mô tô, xe gắn máy hay các phương tiện tương tự xe máy. Như vậy, nếu dựa theo quy định này thì người mua, được tặng hay thừa kế,… khi không làm thủ tục sang tên mới bị xử lý. Quy định này hoàn toàn không có hiệu lực với trường hợp ” Người điều khiển phương tiện”. Nói một cách khác, khi người trong nhà, bàn bè có mượn xe sẽ không bị khép vào lỗi điều khiển xe không chính chủ vì đây đơn thuần chỉ là quan hệ dân sự ( Không phát sinh những vấn đề hay thủ tục gì liên quan đến hánh chính, thậm chí là trách nhiệm hành chính).

Qua đây chúng ta có thể kết luận rằng, trường hợp người điều khiển phương tiện có mượn xe của gia đình, bạn bè khi tham gia giao thông sẽ không bị cơ quan chức năng xử phạt lỗi không tiến hành sang tên theo quy định của Nghị định số 46/2016/NĐ-CP.

Chú ý: Người thi hành nhiệm vụ ( CSGT) không được phép tự ý dừng phương tiện để tiến hành kiểm tra lỗi không làm thủ tục chuyển đổi xe chính chủ. Lỗi này chỉ có thể được xử lý nếu trong quá trình kiểm tra hay xử lý một số vi phạm khác mà vô tình phát hiện ra. Nói một cách dễ hiễu hơn là CSGT không thể tự ý dừng phương tiện lại với mục đích chính là kiểm tra lỗi không đăng ký chuyển đổi xe chính chủ. Ngoài ra, theo Thông tư số 1/2016/TT-BCA thì CSGT cũng chỉ được phép dừng phương tiện trong 5 trường hợp cụ thể sau: 

  • Người thi hành nhiệm vụ phát hiện trực tiếp hoặc thông qua các thiết bị chuyên dụng lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông.
  • Trong quá trình chấp hành nhiệm vụ kiểm soát, tuần tra được Cục trưởng Cục cảnh sát GTVT hoặc Giám đốc Công An cấp tỉnh trở lên ký giấy phép  .
  • Thực hiện kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm,… do Trưởng phòng tuần tra, trưởng phòng CS giao thông, trưởng CA cấp quận trở lên hay bộ phận kiểm soát an toàn giao thông đường cao tốc trực thuộc Cục CS giao thông ban hành.
  • Có thông tin tố giác về những hành vi vi phạm luật giao thông ( Có cơ sở xác minh).
  • Có văn bản của Thủ Trưởng, Phó Thủ Trưởng cơ quan điều tra hoặc những cơ quan có thẩm quyền về việc dừng phương tiện giao thông để phục vụ cho mục đích đảm an ninh, an toàn, trật tự,… Văn bản đề nghị phải có ghi rõ ngày, tháng, năm, tuyến đường, loại phương tiện và cả lực lượng hỗ trợ cụ thể.

Các từ khóa liên quan

  • mức phạt xe máy không chính chủ
Mức Phạt Xe Máy Không Chính Chủ Theo Quy Định 2020