Momen xoắn là gì? Công suất và vòng tua máy động cơ có ý nghĩa gì? Có một số người khi đi mua xe ô tô nghe đến những thông số kỹ thuật cơ bản này, nhưng không biết 3 chỉ số này nói về điều gì. Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn hiểu thêm về những thuật ngữ momen xoắn là gì và các thông số này nhé.
Trong những thông số cơ bản nhất của động cơ đốt trong, công suất và momen xoắn là hai thông số kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng về mặt “sức mạnh” của một chiếc xe. Hai thông số này quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng của chiếc xe trong các điều kiện vận hành cụ thể.
Việc so sánh công suất và momen xoắn giữa các động cơ với nhau có thể là một vấn đề khiến có nhiều người khá mơ hồ. Ví dụ, nếu ta nói chiếc Lamborghini có công suất 700 mã lực là “mạnh” hơn chiếc xe Hyundai có công suất 200 mã lực thì đó là một điều hoàn toàn sai lầm. Bởi sức mạnh của chiếc xe không chỉ thể hiện ở một đại lượng là công suất mà nó còn thể hiện ở một đại lượng quan trọng khác đó là Momen xoắn.
Nội dung
Momen xoắn là gì
Momen xoắn chính là lực được sinh ra khi xảy ra hiện tượng vật thể quay quanh trục, đơn vị momen xoắn là Nm (Newton x mét), nó có nguồn gốc từ thí nghiệm của nhà khoa học nổi tiếng Archimede về đòn bẩy. Khi có một lực tác động vào một vật khiến nó quay quanh một điểm, momen xoắn sẽ xuất hiện.
Khi momen xoắn càng cao lực quay của bánh xe càng mạnh, khả năng tăng tốc, leo dốc, vượt địa hình càng tốt. Khi đạp hết ga một chiếc xe thể thao, gia tốc sẽ đẩy người ngồi dính chặt vào ghế, khả năng này chính là nhờ momen xoắn tạo ra.
Tuy nhiên, chiếc xe có đạt được tốc độ cao hay không thì phụ thuộc vào một thông số quan trọng nữa, đó chính là công suất của động cơ. Công suất thể hiện rằng chiếc xe mạnh thế nào và nhanh đến đâu, thì momen xoắn lại thể hiện thời gian đạt được tốc độ đó trong bao lâu.
>>> Xem thêm: cách kiểm tra nhớt xe máy
Công suất là gì
Công suất được tính với đơn vị mã lực. Công suất về lý thuyết là công mà một lực thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Khái niệm về công suất được ra đời vào năm 1782 do nhà phát minh, kỹ sư thiên tài James Watt người Scotland.
Công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm nhưng nó không thể hiện cho lực hay “sức mạnh kéo” của chiếc xe. Nếu một chiếc xe có công suất càng lớn, thì tốc độ tối đa đạt được sẽ rất cao nhưng chưa chắc nó có sức mạnh nếu momen xoắn cực đại của nó thấp.
Nhưng với 2 xe có cùng công suất, tốc độ tối đa chưa chắc đã như nhau bởi tốc độ tối đa còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như trọng lượng, khí động học.
Ví dụ: Mazda3 và Mazda CX-5 có cùng công suất 153 mã lực nhưng tốc độ tối đa của Mazda3 là lớn hơn. Hay một chiếc xe thể thao có thể chạy nhanh đến 350km/h nhưng chưa chắc nó có thể kéo được một chiếc xe hạng nặng, nhưng một chiếc xe ben hạng nặng của Caterpilla chỉ chạy được tối đa 150km/h thì hoàn toàn có khả năng ấy.
Ký hiệu của công suất giữa các hãng xe sẽ khác nhau như: ở Đức là “PS”, “CV” ở Pháp, “PK” ở Hà Lan… và họ dựa vào sự chênh lệch giữa các đơn vị, các nhà sản xuất sử dụng điều này để tạo ấn tượng cho dòng xe.
Vòng tua máy là gì? Có quan hệ thế nào với công suất và momen xoắn?
Vòng tua máy là số vòng trục khuỷu có thể quay trong một phút, đơn vị rpm (revolutions per minute). Vòng tua quay càng nhanh, lực tạo ra càng nhiều.
Công suất, momen xoắn và vòng tua luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Momen xoắn luôn đạt cực đại ở vòng tua sớm hơn công suất.
Công suất có tỷ lệ thuận với vòng tua, tăng dần cho đến khi đạt cực đại ở vòng tua 5.000 vòng/phút. Nhưng sau đó đi ngang và giảm dần điều này được giải thích là do khi ở vòng tua thấp, nhiên liệu được bơm vào buồng đốt ít, sinh ra lực ít. Do vậy momen xoắn và công suất nhỏ.
Ở vòng tua rất cao (trên 5.000 vòng/phút), lò xo đẩy xu-páp bị trơ không đóng không mở, gây ra hiện tượng xu-páp bị treo lơ lửng không còn tác dụng. Hỗn hợp nhiên liệu vào buồng đốt rồi thải ra ngay. Như vậy ở dải vòng tua 1.500-5.000 vòng/phút, động cơ hoạt động ở trạng thái gần như lý tưởng.
Momen xoắn cực đại là gì
Qua định nghĩa về những thông số ở trên, một động cơ chiếc xe được cho là “cực mạnh, cực nhanh” nếu nó đạt được những tiêu chí sau:
- Có công suất cực đại lớn => đạt được tốc độ cao
- Có mô-men xoắn cực đại lớn => cho khả năng tải nặng, lực kéo mạnh, tăng tốc nhanh
- Mô-men xoắn cực đại phải đạt được ở vòng tua thấp => tăng tốc nhanh, tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu
- Mô-men xoắn cực đại phải đạt được tại một dải vòng tua dài => kéo dài khả năng tải nặng và tăng tốc độ của xe
Từ khóa liên quan:
- momen xoắn là gì
- mômen xoắn có nghĩa là gì
- mô-men xoắn cực đại nghĩa là gì
- vòng tua máy là gì
- công suất của xe ô tô
- momen xoắn cực đại là gì
- đơn vị momen xoắn
- momen xoắn và mã lực