Bạn sắp có một chuyến đi du lịch và phải qua một đoạn đèo hùng vĩ với nhiều khúc cua tay áo nguy hiểm. Để có một chuyến đi vui vẻ, an toàn và có nhiều kỷ niệm đáng nhớ, bạn hãy trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết, trong đó những kinh nghiệm khi đổ đèo an toàn sau đây sẽ hữu ích cho bạn.
Khác với đường lộ thẳng tắp, đèo là những cung đường tuyệt đẹp, với dãy núi dựng đứng lấp lửng sương mù, và những con dốc cao đồ sộ. Với những người đi du lịch thì những cảnh tượng hùng vĩ như vậy sẽ mang đến những cảm giác thích thú vô cùng nhưng với người cầm lái thì khác. Đặc biệt là lúc cho xe đổ đèo, đó là những thời khắc đòi hỏi sự tập trung cao độ của người cầm lái vì một chút sai sót sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng.
Các kinh nghiệm đổ đèo an toàn
+ Lái xe trên các đoạn đường dốc như đèo, xe thường phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy trước khi khởi hành, nên kiểm tra xe thật kỹ đặc biệt là hệ thống phanh của xe và các bộ phận của phanh. Nếu các bộ phận này có vấn đề cần khắc phục ngay.
+ Vì đường đèo có nhiều góc khuất, tầm nhìn bị hạn chế, tốt nhất bạn nên đi đúng phần đường của mình, ôm sát vào phần đường bên phải, tránh ôm vạch chia đường.
+ Hạn chế tối đa việc vượt xe cùng chiều, vì đường trên đèo khá hẹp, và tầm nhìn bị hạn chế, nếu tình thế cần phải vượt thì hãy quan sát thật kỹ đoạn đường phía trước
+ Đặc biệt trên các tuyến đường đèo, ở các khúc cua gấp và nguy hiểm thường có lắp đặt gương cầu lồi, chúng có tác dụng mở rộng tầm nhìn giúp bạn quan sát được các chướng ngại vật phía trước và các xe đang lưu thông cùng lúc để đưa ra các tín hiệu để tránh.
+ Nếu bạn đã quen đi đường trường thẳng tắp, chưa có kinh nghiệm đi đường đèo, đặc biệt là đổ đèo, bạn nên chạy chậm và giữ tốc độ ổn định, không nên chạy quá nhanh hoặc thay đổi tốc độ đột ngột làm tăng lực ly tâm quán tính, khi xảy ra sự cố bất ngờ rất khó xử lý.
+ Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm đổ đèo an toàn thì khi vào cua cần giảm tốc độ đánh volang nhẹ nhàng đủ để chuyển hướng ôm cua sau đó từ từ trả volang về khi hết cua, không nên quay volang quá nhiều làm lắc xe gây nguy hiểm.
+ Với những khúc cua gấp bạn nên xuống số thấp nhất để dễ dàng kiểm soát xe.
+ Khi đổ đèo, nếu xe càng nặng và chạy bằng số càng cao thì quán tính càng lớn dễ làm xe chạy vượt quá tốc độ gây mất kiểm soát, khi đó dù chỉ một lỗi nhỏ, tai nạn cũng rất dễ xảy ra vì vậy không nên để số quá cao khi đổ đèo.
+ Khi xe chạy tốc độ cao để giảm tốc độ tài xế thường có xu hướng phanh, nhưng khi phanh nhiều và lâu sẽ làm cho phanh nóng và dễ hỏng gây nguy hiểm. Theo kinh nghiệm đổ đèo an toàn bạn nên hạn chế tối đa việc dùng phanh và chỉ nên dùng khi có trường hợp khẩn cấp, tránh rà phanh. Nếu tình huống xe chạy quá tốc độ, mất kiểm soát bạn nên đệm phanh nhằm giảm bớt tốc độ và sau đó giảm số lại.
+ Nếu đã chuẩn bị mọi thứ rất tốt và hoàn hảo, nhưng đôi khi có những rủi ro mà bạn không thể lường trước được. Trong quá trình đổ đèo, nếu xảy ra các trường hợp như xe mất thắng hoặc không thể điều khiển được tốc độ, thì trên các tuyến đường đèo luôn có con đường cứu nạn giúp xe giảm tốc nhanh, tránh các hậu quả đáng tiếc, bạn nên chạy ngay vào đó.
Lưu ý nhỏ: Hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng, nắm rõ các kỹ năng xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình điều khiển xe.
Nếu cảm thấy buồn ngủ, mất tập trung, sức khỏe không ổn bạn, trên đường đèo thường sẽ có các trạm dừng chân dể nghỉ ngơi, bạn hãy nghỉ ngơi lấy lại sức bên cạnh đó cũng cho mình một chút thời gian thư giãn mà ngắm cảnh núi đèo hùng vĩ và chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo.
Trên đây là những kinh nghiệm khi đổ đèo an toàn được đúc kết từ các tài xế nhiều năm kinh nghiệm có được. Bạn hãy nắm vũng các kỹ năng trên để có một chuyến đi an toàn và đáng nhớ nhé.
Từ khóa liên quan
kinh nghiệm khi đổ đèo an toàn