Hầm Thủ Thiêm nằm dưới lòng sông Sài Gòn, chiều dài trải từ Quận 1 đến Quận 2, hầm có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình hầm Thủ Thiêm có rất nhiều điều đặc biệt và kỳ thú khiến cho bất kỳ ai đặt chân đến TP.HCM đều mong một lần được chiêm ngưỡng hầm vượt sông này. Và không biết từ khi nào, hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm đã trở thành một kỳ quan mới không chỉ trong lòng người dân Sài Gòn, mà còn khiến những du khách tới đây đặc biệt quan tâm.
Nội dung
Giới thiệu về hầm Thủ Thiêm
Hầm Thủ Thiêm còn gọi là hầm vượt sông Sài Gòn ở TP.HCM. Là hầm vượt đầu tiên của Việt Nam và hiện đại nhất Đông Nam Á. Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối Quận 1, TP.HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Lễ thông xe hầm được tổ chức chiều ngày 20 tháng 11 năm 2011. Đến sáng ngày 21 tháng 11, hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm mới chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công. Là cầu kết nối hai bờ sông, giúp giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố.
Công trình có tổng mức đầu tư trên 9.863 tỉ đồng, chủ yếu sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản. Riêng gói thầu hầm có vốn đầu tư khoảng 2.083 tỉ đồng do nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) thi công.
Anh Nguyễn Đỗ vừa là kỹ sư trưởng chịu trách nhiệm chung của dự án hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm, vừa là phiên dịch của ông Kenji Toknhiro – Giám đốc dự án. Anh Đỗ cho biết, việc dìm đốt hầm là do nhà thầu nước ngoài phụ trách, còn lại hầu như tất cả mọi khâu trong quá trình thi công các đốt hầm đều có sự tham gia của các kỹ sư và công nhân Việt Nam.
Thiết kế của hầm Thủ Thiêm
Bên trong đường hầm có đến 6 làn xe chạy, được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông) thế nên có thể hiểu hầm thủ thiêm nằm dưới sông.
Hầm có tổng chiều dài 1.490m, trong đó có 371m đi ngầm dưới lòng sông với 4 đốt hầm (mỗi đốt dài 92.75m, cao 9.1m, rộng 33.3m, nặng 27.000 tấn). Các đốt hầm được đúc sẵn, sau đó được lai dắt về vị trí dìm xuống dưới lòng sông.
Cách thiết kế và quá trình di chuyển các đốt hầm Thủ Thiêm
Để đúc các đốt hầm, một bể đúc rộng hơn 6 ha trên một khoảng đất rộng 10 ha được xây dựng ở xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai như một âu thuyền để có thể cùng một lúc đúc 4 đốt hầm.
Khoảng cách từ bể đúc về vị trí dìm hầm ở Thủ Thiêm cách nhau trên 22km. Cùng với việc đúc các đốt hầm, nhà thầu đã tiến hành nạo vét trên 450.000m3 bùn dưới đáy sông Sài Gòn với độ sâu gần 30m và xây sẵn móng để đặt các đốt hầm xuống.
Nhiều người ví mỗi đốt hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm như một sân bóng đá, chỉ khác ở chỗ nó là một hình khối được đúc hoàn toàn bằng xi măng cốt thép. Nhưng làm thế nào một đốt hầm nặng hàng ngàn tấn có thể nổi trên mặt nước để tiến hành lai dắt từ bể đúc về vị trí dìm, nếu không phải người trong ngành khó mà tưởng tượng ra được.
Các kỹ sư đã áp dụng định luật Archimedes bằng cách bịt kín hai đầu hầm, khi thả xuống nước các đốt hầm đều nổi lên. Nhưng nếu đốt hầm nổi lên quá cao lại gây khó cho việc lai dắt. Các kỹ sư lại bơm nước vào trong sao cho các đốt hầm chỉ nhô lên khỏi mặt nước chừng 0.2m rồi kéo về vị trí dìm. Tốc độ lai dắt phải bảo đảm tối đa không quá 3 hải lý/giờ, bởi nếu nhanh hơn thì áp lực dòng nước tác động vào đốt hầm càng lớn, sức cản càng cao, có thể đứt dây kéo như chơi.
Lưu thông qua hầm Thủ Thiêm
Hiện khu đô thị Thủ Thiêm với quy hoạch hiện đại mang tầm khu vực cũng đang được xây dựng. Hầm Thủ Thiêm vì vậy mà không chỉ mang ý nghĩa hiện thực hóa giấc mơ kết nối đôi bờ. Mà đã nâng lên một tầm cao mới để mở ra một hướng mới cho sự phát triển đi lên của TP.HCM ngày càng hiện đại, văn minh.
Các hướng lưu thông qua hầm Thủ Thiêm
Cửa hầm ở Quận 1 nằm tại vị trí đường Phó Đức Chính quẹo trái vào đại lộ Đông Tây. Hướng đi từ Quận 1 vượt qua đường hầm sẽ đến tuyến đường mới Thủ Thiêm đến nút giao thông Cát Lái và chạy thẳng là ra xa lộ Hà Nội.
Để đi vào hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm từ hướng Quận 2 thì ta đi thẳng đường Mai Chí Thọ, cuối đường Mai Chí Thọ là hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm. Hãy nhớ bật đèn chiếu gần khi lưu thông qua hầm chui Thủ Thiêm.
Khi qua hầm Thủ Thiêm, các phương tiện giao thông rẽ trái sẽ đi vào hướng cầu Thủ Thiêm qua Quận Bình Thạnh hoặc vào đường Lương Định Của. Phương tiện giao thông rẽ phải sẽ ra liên tỉnh lộ 25B để đi về hướng cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ…
Hướng từ Quận 9 hoặc từ Thủ Đức muốn vào trung tâm thành phố qua hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm thì từ xa lộ Hà Nội có thể rẽ trái tại ngã ba Cát Lái để vào khu đường mới Thủ Thiêm. Chạy qua hầm Thủ Thiêm là vào thẳng trung tâm Quận 1.
Hướng cảng Cát Lái, Nguyễn Thị Định khi muốn vào trung tâm Quận 1 sẽ rẽ trái, chạy thẳng qua đường hầm vào thẳng trung tâm Quận 1.
————–
Từ khóa liên quan:
- hầm vượt sông sài gòn Thủ Thiêm
- hầm thủ thiêm đi đường nào