Bạn có thể bắt gặp hầu hết các đèn xi nhan trên các phương tiện giao thông. Từ xe máy, xe ô tô cho đến xe khách, xe tải đều có loại đèn này. Vậy bạn có biết đèn xi nhan tiếng Anh là gì không? Ý nghĩa cũng như chức năng của loại đèn này ra sao? Bạn theo dõi qua bài viết sau đây nhé.
Xem thêm: Những điều cần biết khi học lái xe ô tô
Nội dung
Đèn xi-nhan tiếng Anh là gì?
Đèn xi-nhan còn có tên gọi khác là đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng. Trong từ điển chuyên ngành ô tô, đèn xi nhan tiếng Anh có tên là indicator/sidelight hay signal.
Khi bạn bật đèn này thì có nghĩa là bạn muốn thông báo cho các xe đang lưu thông trên đường biết rằng bạn đang muốn chuyển hướng xe qua phải, qua trái hoặc chuyển làn. Nhờ vậy, các xe còn lại sẽ chạy chậm lại nhường đường cho bạn.
Theo tiêu chuẩn đèn xi nhan trên các phương tiện giao thông đều gồm có 4 đèn (2 đèn lắp phía trước chung với đèn cos và đèn far và 2 đèn lắp phía sau chung với đèn hậu). Đèn xi nhan được lắp đặt nằm lệch về hai bên thân xe có màu chủ đạo là màu hổ phách.
Trong những hợp xe ô tô xảy ra sự cố, tài xế sẽ bật cùng lúc 4 đèn xi nhan chớp tắc liên tục. Để cảnh báo nguy hiểm với những xe khác phòng chống va chạm. Trong trường hợp này đèn xi-nhan sẽ được gọi là đèn hazard hay đèn cảnh báo nguy hiểm.
Một số thông tin về đèn xi nhan
Thông thường, đèn xi nhan thường có màu hổ phách. Nhưng hiện nay theo xu hướng giới trẻ nhiều hãng xe đã đổi thành nhiều màu khác để nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đèn xi-nhan được các nhà sản xuất đưa vào sử dụng phổ biến vào những năm 1938. Trong những năm thập niên 60, đèn báo rẽ trước đầu xe hầu hết được thiết kế với màu trắng. Đèn báo rẽ phía sau được thiết kế màu đỏ. Cũng vào năm 1963, các nhà sản xuất ô tô mỹ đã thống nhất dùng màu hổ phách để thiết kế đèn xi nhan trước và sau cho hầu hết tất cả các loại xe.
Vào năm 2013, các quốc gia đều đưa ra quy định bắt buộc các phương tiện lưu thông trên đường đều phải lắp đặt đèn báo rẽ trước và sau. Và đèn xi-nhan phải tạo ra ánh sáng màu hổ phách, chỉ trừ Thụy Sĩ và New Zealand.
Tương tự như các thiết bị phụ tùng khác trên xe, đèn xi nhan phải tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật về cường độ chiếu sáng. Mọi góc nhìn và diện tích bề mặt chiếu sáng ở mọi góc nhìn đều có thể quan sát được mà người nhìn không bị chói mắt.
Thường các nhà sản xuất sẽ thiết kế đèn xi nhan có màu hổ phách (màu vàng + màu cam) hoặc màu đỏ. Bởi trong dãy quang phổ từ tím đến đỏ thì mắt người đều thấy được nằm trong khoảng bước sóng 380nm-700nm. Còn những dãy màu nằm trong dãy quang phổ từ 600nm-700nm (vàng, cam, đỏ) là những màu mà mắt người dễ dàng nhìn thấy nhất.
Vì màu đỏ là màu có bước sóng dài nhất và dễ dàng được nhìn thấy nhất, đèn màu đỏ cũng không bị tán xạ trong thời tiết có sương mù. Nên các nhà sản xuất dùng đèn màu đỏ như màu đèn chủ đạo.
Nhưng lý do chủ đạo mà các nhà sản xuất dùng màu hổ phách (vàng +cam) làm màu đèn chủ đạo là do đèn xi-nhan tách biệt và dễ nhận ra khi gắn chung cụm đèn gồm đèn phanh (đèn hậu), đèn sương mù, đèn phản quang. Tất cả đèn này đều có màu đỏ. Vì là màu hổ phách có bước sóng dài tiếp theo sau màu đỏ. Nên nó giúp đối phương bên ngoài nhận ra nhanh chóng hoặc dễ chú ý hơn khi bạn dùng cả đèn xi nhan và đèn phanh cùng một lúc.
Ở Mỹ, việc quy định đèn xi nhan màu đỏ hay màu hổ phách còn tùy thuộc vào từng bang quy định. Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu vào năm 1960. Đã khẳng định đèn màu hổ phách dễ dàng phát hiện hơn đèn màu đỏ. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra những xe lắp đặt đèn xi nhan màu hổ phách ít gặp tai nạn hơn đèn xi-nhan đỏ.
Do người lái xe không phân biệt được màu của các đèn. Do lắp các nhiều đèn màu đỏ chung với nhau. Nghiên cứu năm 1990 của các chuyên gia Mỹ cũng cho thấy tốc độ phản xạ của người điều khiển phương tiện phía sau sẽ nhạy hơn đối với tín hiệu rẽ màu hổ phách ở xe phía trước.
Nghiên cứu của Cục An Toàn Giao Thông Quốc Gia Mỹ (NHTSA) vào năm 2008. Cục này đưa ra kết quả những phương tiện được lắp đặt đèn xi nhan màu hổ phách, giúp giảm số vụ va chạm lên đến 28%. Vào năm 2019, NHTSA chính thức xác định đèn xi nhan có màu hổ phách, mang lại nhiều lợi ích hơn đèn xi nhan có màu đỏ.
Theo văn bản quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng và an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với moto và xe gắn máy ở mục 2.8.8.2 có quy định đèn báo phải có ánh sáng màu đỏ hoặc màu hổ phách.
Tuy nhiên, hiện nay đèn xi-nhan còn được độ lên các màu khác để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của một số khách hàng. Điều này đi ngược lại ý nguyện của các nhà sản xuất. Nên nếu bạn có ý định độ lại đèn xi nhan thì nên suy nghĩ kĩ.
Hiện nay, đèn xi nhan còn được tích hợp chung với gương chiếu hậu nhờ vậy khi lưu thông trên đường các phương tiện khác dễ nhìn thấy tín hiệu chuyển hướng của xe nhanh hơn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích và biết được đèn xi nhan tiếng anh là gì. Cám ơn các bạn đã ủng hộ bài viết.
Các từ khóa liên quan:
- đèn xi nhan tiếng anh
- xi nhan tiếng anh là gì
- đèn xi nhan bằng tiếng anh
- xi nhan là gì
- sidelight là gì