Chat Facebook Chat Zalo

Xe máy từ xa xưa đã là phương tiện di chuyển được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta. Một chiếc xe hoạt động tốt phải dựa vào nhiều yếu tố. Để xe luôn giữ được nhiệt độ ổn định không quá nóng là nhờ vào hệ thống làm mát của xe. Chính vì sự quan trọng của bộ phận này mà một số người đã đầu tư để độ hệ thống làm mát cho xe máy rất cầu kỳ. Để hiểu rõ hơn về bộ phận làm mát này và có nên độ hệ thống làm mát cho xe máy hay không thì các bạn tham khảo ngay nội dung dưới đây nhé.

Các Loại Hệ Thống Làm Mát Cho Xe Máy

Trước khi trả lời câu hỏi này ta hãy tìm hiểu đôi nét về hệ thống làm mát cho xe máy trước nhé. Vì có rất nhiều loại hệ thống làm mát cho nhiều loại xe khác nhau như:

Làm mát bằng nhớt

Một ứng dụng khá phổ biến hiện nay. Nhớt trong động cơ xe không chỉ dùng cho hệ thống bôi trơn mà còn đảm nhiệm luôn 1 phần chức năng làm mát.

Các xe trang bị hệ thống làm mát này được thiết kế cánh tản nhiệt lớn như loại làm mát gió và 1 két nhớt nhỏ thường nằm dưới cổ lái. Két nhớt này có thể làm cho áp lực nhớt bị giảm khi tới các bộ phận khác và việc nghẹt ở két nhớt có thể dẫn đến các hệ lụy tai hại nếu sử dụng bảo dưỡng không đúng cách.

Hệ thống này chỉ thích hợp với các lọai xe có dáng dấp hịên đại như dòng xe Sport bike hay Naked bike.

Làm mát bằng nước (Độ két nước xe máy)

Hệ thống làm mát được cho là hoàn chỉnh nhất của tất cả các lọai động cơ đốt trong. Nước làm mát được bơm qua vỏ động cơ và đưa qua két nước để tỏa nhiệt ra môi trường.

Động cơ trang bị hệ thống này khá phức tạp vì phải bố trí 1 két nước đủ lớn để đáp ưng làm mát cho xe (thiết kể này ảnh hưởng tới khía cạnh thẩm mỹ của xe) và khó hơn khi bảo trì, bảo dưỡng nhưng động cơ xe hoạt động ổn định và nhiệt độ vận hành luôn đạt mức tốt ưu để cho hiệu suất cao nhất. 

Những dòng xe không thể thiếu hệ thống làm mát này đó là các dòng Sport Bike hay Touring.

Hệ thống làm mát bằng gió

Hệ thống này chiếm ít diện tích, vị trí đặt thông thoáng nên được áp dụng hầu hết cho các động cơ xe gắn máy. Và hiệu quả làm mát cũng được tăng cường nhờ những cánh tản nhiệt trên thân động cơ cùng thiết kế khí động học của yếm xe kết hợp với tốc độ của xe chạy trên đường để lấy tốc độ gió làm mát các cánh tản nhiệt.

độ hệ thống làm mát cho xe máy

Hệ thống làm mát bằng gió cưỡng bức

Hệ thống làm mát được đặt ở vị trí tương đối kín vì thế gió không thể luồn vào và làm mát hiệu quả nên được thiết kế thêm một quạt gió để hút khí trời vào làm mát động cơ.

Bộ phân làm mát này tuy đơn giản, gọn nhẹ và ít phải bảo trì hay bảo dưỡng. Nhưng khi động cơ hoạt động trong một thời gian dài do tiết diện tản nhiệt không lớn nên nhiệt độ tăng cao mà hiệu suất tản nhiệt ra môi trường thấp do gió chỉ lướt qua bề mặt động cơ.

Loại này thường sử dụng nhiều ở các xe Scooter hay gắn máy thông thường.

Vậy Có Nên Độ Hệ Thống Làm Mát Cho Xe Máy Không?

Về căn bản, khi một chiếc xe để được tung ra thị trường thì các nhà sản xuất đã đảm bảo về công nghệ để xe hoạt động trong tình trạng tốt nhất. Và việc độ hệ thống làm mát cho xe vẫn có thể độ được nhưng chỉ độ bằng việc thay đổi về phụ kiện ban đầu của hãng sản xuất bằng phụ kiện của hãng khác mới hơn, đẹp hơn và chất lượng hơn: như két nước, dây dẫn….

Còn việc độ hệ thống làm mát cho xe máy bằng việc thay đổi kết cấu hệ thống đã được thiết kế từ trước bằng cách chế két nước cho xe máy hay thay bằng hệ thống làm mát khác theo thiết kế sáng tạo của riêng các bạn thì không nên vì sẽ không đảm bảo cho xe trong quá trình sử dụng.

Những chia sẽ trên không chỉ là kiến thức để các bạn hiểu biết thêm mà còn là kinh nghiệm cho các bạn khi lựa chọn mua xe vì không phải xe nào cũng sử dụng 1 hệ thống làm mát xe như nhau và là kinh nghiệm cho những bạn yêu xe cũng như việc độ hệ thống làm mát cho xe máy là độ như thế nào để xe luôn hoạt động tốt nhất.

——————————-

Từ khóa liên quan:

  • độ hệ thống làm mát cho xe máy
  • độ tản nhiệt nước cho xe máy
  • độ két nước xe máy
  • chế két nước cho xe máy
  • làm mát xe máy
  • chế quạt tản nhiệt cho xe máy

 

Có Nên Độ Hệ Thống Làm Mát Cho Xe Máy?
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận