Môi trường không khí tại Việt Nam đang bị ô nhiễm ở mức báo động, đặc biệt Hà Nội có nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố có không khí ô nhiễm nhất thế giới. Vì vậy việc trang bị cho gia đình một máy lọc không khí càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên cách dùng máy lọc không khí như thế nào thì chưa hẵng ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết sau để củng cố thêm kiến thức cho mình nhé.
Cơ chế hoạt động của máy lọc không khí
Tuy máy lọc không khí có nhiều hãng và nhiều dòng khác nhau, nhưng cơ cấu chung gồm 4 lớp: màng lọc thô, lọc than hoạt tính, màng lọc HEPA, hệ thống Ion.
+ Màng lọc thô: Có chức năng loại bỏ các loại bụi lớn như lông, tóc, sợi vải…
+ Màng lọc than hoạt tính: Được ứng dụng khá nhiều trong máy lọc nước và máy lọc không khí. Than hoạt tính có thể được cấu thành từ rất nhiều thành phần chứa carbon như bột than (dạng vô định hình), tinh thể than, tàn tro, vỏ dừa hay kể cả gỗ… Chúng có khả năng hấp thụ được mùi hôi, khói, hay thậm chí là chất độc và vi khuẩn trong không khí.
+ Màng HEPA: Là loại màng được ứng dụng và phát triển để lọc các chất phóng xạ vào những năm 1940. Màng có lỗ rất nhỏ và kín, bụi không thể qua bay qua được. Chúng có thể loại bỏ hạt phấn hoa, bào tử nấm…
+ Hệ thống ion hóa: với chức năng phóng Ion vào trong không khí, kết hợp với các thành phần trong không khí tạo thành các chất có tính oxy hóa mạnh. Chúng sẽ bám vào bề mặt của nấm và các chất gây dị ứng và phân hủy các protein trong không khí.
Nội dung
Cách dùng máy lọc không khí
Cách dùng máy cũng khá đơn giản và dễ dùng
Tùy theo các loại hãng khác nhau mà hệ thống điều khiển nằm ở các vị trí khác nhau, nhưng cấu tạo và chức năng tương đối giống nhau.
Bước 1: Mở nút nguồn POWER để khởi động hoặc tắt thiết bị.
Bước 2: MODE – Điều chỉnh chế độ quạt. Chỉ sử dụng mức độ mạnh nhất nếu không khí có mùi và có quá nhiều bụi.
Bước 3: Hiển thị tốc độ quạt được chọn.
Bước 4: ON/OFF Ion Plasmacluster: Bật/ tắt chế độ Ion Plasmacluster.
Bước 5: Nhấn nút POWER một lần nữa nếu bạn cảm thấy không khí đã trong lành và muốn máy dừng hoạt động.
Một vài lưu ý khi dùng máy
Mỗi hãng, mỗi loại máy có một công suất dùng cho mỗi diện tích khác nhau. Không phải máy càng rẻ thì càng tốt, đừng chọn máy có công suất quá nhỏ khi mà diện tích phòng bạn lại quá lớn. Vì vậy tùy theo nhu cầu và diện tích phòng của mình, bạn bên chọn lựa loại máy có công suất phù hợp
Lưu ý rằng phòng có diện tích càng nhỏ và càng kính thì hiệu suất làm việc của máy tốt hơn và khả năng lọc nhanh hơn.
Nên đặt máy trên bề mặt phẳng và chắc chắn, tránh bị nghiêng. Để giảm hao phí điện năng, bạn nên đặt máy ở những nơi có nhiệt độ cao. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào máy, nên để máy cách tường khoảng 1m.
Không nên đặt máy ở gần các thiết bị điện như tủ lạnh, máy tính vì các thiết bị này thường tỏa ra nhiều ion dương, điều này gây ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của máy lọc không khí.
Ở mỗi máy luôn có chế độ tự động ngưng hoạt động khi không khí đã đạt chuẩn. Nhờ vào hệ thống cảm biến thông minh, máy sẽ tự động lựa chọn chế độ hoạt động phù hợp (chế độ lọc phấn hoa, khử mùi, cấp ẩm…) Bên cạnh đó bạn cũng có thể chủ động hẹn giờ tiện dụng.
Sau thời gian sử dụng, máy sẽ bị bám bụi, tích trữ vi khuẩn các chất độc hại rất nhiều. Để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như các thành viên trong gia đình, bạn nên định kì vệ sinh máy mỗi tháng một lần, hoặc có thể vệ sinh hơn nếu không khí nơi bạn sống có quá nhiều bụi, khí độc và ô nhiễm.
Hy vọng với một vài mẹo nhỏ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, cách dùng máy lọc không khí và lựa chọn loại máy máy phù hợp cho gia đình mình nhé.
Các từ khóa liên quan
- Cách dùng máy lọc không khí
- Cách đặt máy lọc không khí