Chat Facebook Chat Zalo

Không khí có hầu hết quanh ta và chúng đóng vai trò rất quan trọng, nếu thiếu không khí thì chúng ta không thể sống được. Nhưng khi nguồn không khí trở nên ô nhiễm thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Và tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam diễn biến ra sao? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu thêm thực trạng và tác hại ô nhiễm hiện nay nhé.

Ô nhiễm không khí là gì?

Nguồn không khí không nhiễm tạp chất, kim loại nặng, bụi bẩn hay có mùi là một nguồn không khí trong lành. Nhưng nếu chứa một trong những tác động trên thì không khí không còn được xếp vào trạng thái trong lành nữa. Mức độ ô nhiễm sẽ được phân loại và đánh giá dựa trên các quy chuẩn khác nhau theo mỗi nước.

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

Hậu quả của không khí ô nhiễm

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng hầu hết đến các sinh vật trên trái đất.

Các tác nhân chính gây ô nhiễm trong không khí như: bụi mịn, SO2, NO2, CO, NH3, H2S, Chì… Nếu tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi. Đây là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt, mũi, họng hay tệ hơn là gây bệnh ung thư ở người. 

Ở Việt Nam người dân sử dụng xe máy khá nhiều, khói xả từ động cơ chứa một hàm lượng chì khá cao. Lâu dần các chất ô nhiễm sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loạn tủy xương, đau khớp, viêm thận, tai biến não. Ở phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh,…).

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

Ô nhiễm không khí ở Việt Nam

Hiện nay nhiễm không khí là nguyên nhân chính khiến 6-7 triệu người chết mỗi năm. Con số này nhiều hơn cả số lượng người chết do khói thuốc, và tập trung hầu như tại các thành phố lớn tại những nước đang phát triển.

Theo thống kê từ Fox News thì trên thế giới có đến 75% các thành phố không đáp ứng đủ tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các nước nghèo. 

Việt Nam chỉ số ô nhiễm môi trường khá cao và đứng thứ 11 trên thế giới (Nghiên cứu về chỉ số môi trường của Đại học Yale của Mỹ ). Đặc biệt Hà Nội được mệnh danh là một trong những “điểm đen” của ô nhiễm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm khí ở Việt Nam phổ biến nhất do khói bụi, sau đó là ô nhiễm CO2 và một số loại khí khác như SO2, NOx. Trong đó các phương tiện giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, đặc biệt là ở các nút giao thông, công trình đang xây dựng, nơi đây có chỉ số bụi cao gấp 5 lần cho phép.

Ô nhiễm không khí tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Số ca nhập viện do hen suyễn từ đầu năm 2019 tăng cao, trong đó tỉ lệ trẻ em và người lớn tuổi chiếm lượng lớn. Qua thống kê các số liệu từ 6 trạm quan trắc đặt tại các địa điểm trên thành phố Hồ Chí Minh thì cho đến 89% các mẫu không đạt chỉ tiêu.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì trong không khí, chỉ số PM 2.5 trong 24 giờ trên 25 đã là không lành mạnh. Nếu chỉ số đạt khoảng 37,5, nguy cơ tử vong sẽ tăng 1,2% trong ngắn hạn. Thế nhưng tại tpHCM con số này lại vượt ngưỡng đến 35,4. Đây là con số đáng báo động và cần có một giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí tại đây.

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

Hãy bảo vệ mình và người thân trước môi trường không khí bị ô nhiễm

Hãy đeo khẩu trang khi ra ngoài

Ngoài chức năng ngăn nhiễm lây bệnh từ môi trường, khẩu trang còn có chức năng cản bớt lượng bụi và các khí độc bay vào phổi khi thở. Vì vậy đừng quên trang bị cho mình một chiếc khẩu trang trước khi ra đường nhé.

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

Hạn chế sử dụng các phương tiện thô sơ, động cơ máy móc đã cũ

Chính vì lý do sử dụng xe máy và phương tiện động cơ cũ đã làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường với mức độ độc hại nghiêm trọng. Theo thống kê có khoảng 70% khí thải gây ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông, từ xe tải, xe ben, xe buýt, xe gắn máy và các loại xe ba bốn bánh, tự chế…

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

Cách ly với các tác nhân gây ô nhiễm

Bạn nên hạn chế ra đường, đóng các cánh cửa khi không cần thiết để tránh bụi bay vào nhà. Bên cạnh đó cũng có thể trang bị thêm rèm cửa hoặc sử dụng các sản phẩm khử khuẩn hoặc thanh lọc làm sạch không khí trong nhà.

Trồng nhiều cây xanh

Ngoài chức năng làm đẹp cho ngôi nhà của bạn, chúng còn có khả năng làm sạch môi trường. Nhờ khả năng hấp thụ CO2 và hút bụi bẩn và thải ra Oxy cần thiết cho con người, chúng có khả năng hấp thụ đến 6% các loại khí thải và bụi.

Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam

 

Các từ khóa liên quan

  • Ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay
  • Ô nhiễm không khí Việt Nam 2019
  • Ô nhiễm không khí Việt Nam 2018
  • Ô nhiễm không khí Việt Nam 2017
  • Sự ô nhiễm không khí ở Việt Nam
  • Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
  • Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam
  • Hậu quả ô nhiễm không khí ở Việt Nam
Ô Nhiễm Không Khí Ở Việt Nam Ngày Càng Trầm Trọng
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận