Theo các quy định của luật giao thông đường bộ Việt Nam, vạch kẻ đường sẽ được chia thành nhiều loại với hình dạng cũng như công dụng khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt vạch kẻ đường thành hai dạng chính: Vạch nằm ngang và vạch nằm đứng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về hình dạng và ý nghĩa của các loại vạch nằm đứng.
Nội dung
Ý nghĩa của vạch nằm đứng
Hầu hết các loại vạch kẻ đường đều có thể sử dụng một cách độc lập. Tuy nhiên cũng có một vài loại vạch kẻ đường sẽ được kết hợp chung với biển báo hiệu hay đèn tín hiệu giao thông.
Với những nơi có xuất hiện cả vạch kẻ đường và biển báo hiệu thì người điều khiển phương tiện cần phải chấp hành theo chỉ dẫn của biển báo hiệu.
Vạch 2.1
Loại vạch kẻ đường này dùng để xác định những phần thẳng đứng của các công trình như cầu vượt trên cao, trụ cầu,… Ý nghĩ của vạch 2.1 là báo hiệu cho người điều khiển phương tiện biết những nơi nguy hiểm khi đi qua.
Vạch 2.2
Vạch kẻ 2.2 có hình dạng thẳng đứng gồm những vạch kẻ đen trắng đan xen tạo thành, nó được dùng để xác định vị trí cạnh dưới cùng của cầu hay cầu vượt đường.
Vạch 2.3
Có dạng hình thang, trong đó có những vạch kẻ trắng và đen đan xen với nhau. Loại vạch kẻ đường này thường xuất hiện xung quanh những trụ tròn đặt trên đảo an toàn hay trên dải phân cách và một số vị trí khác.
Vạch 2.4
Đây là một vạch kẻ màu đen và thường được kẻ xiên một góc 30 độ so với bề mặt đường, nét vẽ của vạch 2.4 rộng 15cm. Chúng thường được dùng để vẽ trên những cột tín hiệu giao thông, rào chắn hay các cọc tiêu.
Vạch 2.5
Vạch này xuất hiện rất nhiều trên những thành rào có chắn, phần đường có chiều cao vượt trội hơn so với những khu vực lân cận, đường xuống dốc giao nhau với các nơi nguy hiểm hay một số đường vòng có bán kính nhỏ khác.
Vạch 2.6
Ở những khu vực đặc biệt nguy hiểm, các thành rào chắn thường sẽ được vẽ bằng vạch 2.6 này.
Vạch 2.7
Thường được sử dụng trên các thành vỉa hè, nơi được đánh giá là có mức độ nguy hiểm cao. Ngoài ra, vạch kẻ 2.7 còn xuất hiện trên thành dọc của các đảo an toàn.
Vạch 3.2
Có dạng đường thẳng liền nét, màu trắng, rộng khoảng 30cm (Dùng cho đường dành riêng cho ô tô thường) hay 45 cm (Sử dụng trên những con đường cao tốc).
Chúng có tác dụng phân cách hai làn xe cơ bản và làn xe chuyển tốc, làn xe cơ bản cùng làn xe phụ, kênh hóa những làn đường trong khu vực phân hay nhập làn xe. Với những khu vực xuất hiện vạch 3.2 thì người điều khiển không được phép di chuyển lên, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp.
Đó là thông tin về vạch nằm đứng mà chúng tôi tìm hiểu được, thế nên, người tham gia giao thông nên chấp hành theo đúng quy định của Bộ GTVT để tránh bị phạt nhé.
Các từ khóa liên quan:
- vạch nằm đứng
- vạch 2.1
- Vạch kẻ đường 2.1
- vạch 2.2 và 2.3
- vạch 2.2 là gì
- vạch kẻ đường 2.2
- lỗi đè vạch 2.2
- vạch 2.3
- Vạch kẻ đường 2.3
- vạch 2.4
- Vạch kẻ đường 2.4
- vạch 2.5
- Vạch kẻ đường 2.5
- vạch 2.6
- Vạch kẻ đường 2.6
- vạch 2.7
- Vạch kẻ đường 2.7
- vạch 3.2
- Vạch kẻ đường 3.2
- vạch 3.11