Trong cuộc sống hàng ngày, bạn thường nghe mọi người hay nói về các dòng xe hơi như: Sedan, cuv, Crossover, Minivan… Vậy bạn có biết những tên đó có ý nghĩa như thế nào không. Hôm nay mình sẽ viết 1 bài giải thích cho các bạn xe Crossover là gì? Cũng như phân loại các dòng xe crossover thường gặp và các tính năng của dòng xe crossover.
Nội dung
Giới thiệu dòng xe crossover là gì
Bạn có biết dòng xe crossover là gì? Crossover đó là tên của dòng xe hơi, viết đầy đủ là Crossover Utility Vehicle (CUV), tạm dịch là dòng xe đa dụng “lai”. Đa dụng là thế nào? Là sử dụng được vào nhiều mục đích: trong đô thị, ngoài đô thị, địa hình khó (off-road)… Tại sao gọi là xe “lai”? Đó là vì CUV hòa trộn những đặc điểm nổi trội của nhiều dòng xe khác: SUV, Sedan, và Minivan.
Xe crossover có vị trí ghế ngồi và khung gầm cao, cùng với tính đa dụng của chiếc SUV. Nhưng đồng thời dòng xe lai này cũng có tính năng vận hành êm ái, và hình thức khá mềm mại của dòng sedan (chứ không cứng cỏi, vuông vức như SUV). Số chỗ ngồi nhiều và không gian chở đồ linh hoạt lại là lợi thế của dòng Minivan/MPV mà CUV cũng được thừa hưởng. Bởi vậy mới gọi là xe lai, pha trộn là vì thế. Nếu nhìn hình thức bề ngoài, thì xe Crossover khá giống với SUV, nhưng kỳ thực có nhiều điểm khác nhau.
>>> Xem thêm: honda civic 2017
Bạn có biết chiếc xe Crossover đầu tiên trên thế giới là xe nào không
Toyota RAV-4Chính là xe RAV-4 của Toyota giới thiệu lần đầu năm 1994 tại Nhật Bản và Châu Âu và tại Mỹ năm 1995. Đối thủ đồng hương Honda sau đó cũng nhanh chóng đã đưa ra mẫu CR-V để cạnh tranh. Sự thành công của những mẫu xe đô thị của Nhật Bản này đã kéo các nhà sản xuất xe hơi khác, gồm cả các thương hiệu hạng sang như Bentley hay Porsche vào cuộc. Kết quả là như chúng ta thấy, Crossover trở lên thịnh hành và lấn chiếm thị phần của các dòng xe khác, nhất là của “người anh em” SUV. Ở Việt Nam, dòng CUV ngày càng phổ biến. Người Việt ta thích mấy em “gầm cao – máy thoáng” (tương tự như “chân dài” ấy). Điều kiện đường xá nhiều chỗ gập ghềnh, cộng với tình trạng lụt lội cục bộ như ở các thành phố Việt Nam thì xe gầm cao quả là một lợi thế rất lớn. Thêm nữa, tâm lý mình được ngồi cao, nhìn qua đầu xe khác thấp hơn cũng khiến nhiều người khoái chí!
Các phân khúc của dòng xe Crossover tại Việt Nam
Ra đường nếu bạn để ý sẽ thấy rất nhiều xe thuộc dòng xe Crossover đang khá thông dụng. Tôi liệt kê dưới đây để bạn tiện tham khảo nhé:
1.Các dòng xe crossover phân khúc bình dân: Ford Ecosport, Hyundai i20 Active
2. Các dòng xe crossover phân khúc hạng trung: Honda CR-V, Mazda CX5, Mitsubishi Outlander, Nissan Juke, Toyota RAV-4
3. Các dòng xe crossover phân khúc hạng sang: Lexus RX-350, Acura MDX, BMW X5, X6, Audi Q3, Q5, Mercedes-Benz GLA, Porsche Cayenne.
Dòng xe Crossover có gì khác biệt hơn so với các dòng xe hơi khác
Về hình dáng bề ngoài, xe Crossover và xe Suv có ngoại hình nhìn cũng na ná như nhau: gầm cao, dáng khỏe, 4+1 cửa, 5-7 chỗ. Thực tế thì các dòng xe Crossover (còn gọi là CUV) có nhiều đặc điểm của SUV, nên việc khó phân biệt, hay nhiều khi gọi nhầm cũng là chuyện dễ hiểu. Gọi nhiều thành quen, nên với nhiều người 2 khái niệm này chỉ là 1. Thực tế thì không phải vậy, nội dung bên dưới sẽ giúp bạn thấy được nổi bật của dòng xe Crossover so với các dòng xe khác
Kết cấu khung xe khác nhau
Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa các dòng chính là kết cấu khung xe.
Lấy ví dụ xe SUV truyền thống có thân ở trên khung (body on frame), tương tự như ở xe tải hạng nhẹ. Loại khung này gồm thân vỏ xe rời đặt trên hệ thống sắc-xi (chassis). Khi đó, thân xe và sắc-xi được sản xuất riêng, rồi mới lắp ráp với nhau. Trong khi đó, dòng xe Crossover lại có kết cấu thân liền khối (unibody), tương tự như của dòng xe sedan. Nghĩa là thân vỏ xe liền khối với khung gầm.
Kết cấu thân trên khung kết cấu thân nguyên khối
Hiện kết cấu “thân ở trên khung” không còn dùng nhiều cho dòng SUV cỡ nhỏ. Những mẫu xe gần đây như Mazda CX-5, Ford Escape, Honda CR-V, Kia Sportage, Hyundai Tucson …thực chất thuộc nhóm dòng xe Crossover. Nhưng ở đâu đó bạn có thể vẫn nghe thấy nhân viên bán hàng marketing rằng đó là những xe SUV. Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì đó là kỹ thuật chào hàng, người mua cứ nên tìm hiểu xem xét kỹ! Kết cấu khung xe khác nhau đem lại những đặc tính và ưu nhược điểm riêng cho 2 dòng xe, tôi đi vào từng điểm một trong phần tiếp.
Không gian hữu dụng
Do dòng xe SUV chia sẻ một phần thân dưới cho khung tải và hệ thống treo phụ thuộc phía sau, nên có nhược điểm là nặng, cồng kềnh, và giảm bớt không gian chuyên chở so với xe Crossover cùng phân khúc. Trong khi đó, Crossover giống sedan, khung gầm liền với vỏ xe nên xe gọn nhẹ, không gian hữu dụng lớn hơn. Nhưng nhược điểm của khung gầm liền khối là tiếng ồn, rung từ lốp vào khoang người ngồi nghe rõ hơn SUV.
Khả năng vượt địa hình
Hệ thống khung gầm bằng thép cứng (giống xe tải) giúp tránh vặn xoắn trên địa hình khó, tăng khả năng chịu tải, giảm thiểu độ ổn và tác dụng của mặt đường lên khoang xe. Vì thế, Xe SUV có khả năng tốt hơn trong việc chở tải, kéo theo tải (xe khác), và vượt địa hình xấu (off-road). Và đây cũng là đặc điểm nổi trội của dòng xe thể thao đa dụng này.
Tính an toàn
Với kết cấu “unibody” như những chiếc sedan, không phải chia sẻ nhiều phần thân dưới cho khung tải và kết cấu hệ thống treo như SUV, xe Crossover có điều kiện hạ chiều cao và trọng tâm thân xe. Ngoài ra, crossover sử dụng hệ thống treo độc lập cả trước và sau trong khi SUV thì sử dụng hệ thống treo phụ thuộc phía sau tương tự xe tải. Điều này làm tác động từ mặt đường lên thân xe trên hai loại xe này khác nhau: crossover có khả năng điều khiển ổn định, ít bồng bềnh, cảm nhận êm ái, cảm giác lái tốt hơn so với SUV, nguy cơ tai nạn lăn nghiêng hoặc lật xe khi cua gấp hay bị mất lái cũng thấp hơn SUV.
Tiêu hao nhiên liệu
Do kết cấu thân vỏ và khung gầm liền khối, trọng lượng của xe Crossover nói chung thấp hơn, nên thường được lắp động cơ nhỏ hơn, và nhờ đó tiết kiệm nhiên liệu hơn SUV cùng phân khúc. Như vậy mặc dù hình thức có vẻ giống nhau, nhưng thực ra lại có sự khác nhau lớn về kết cấu xe, từ đó dẫn tới nhiều đặc tính khác nhau khi phân biệt SUV và Crossover. Các hãng hiện nay đưa ra nhiều mẫu xe mới với sự hỗ trợ của công nghệ mới để khắc phục nhược điểm của mỗi loại. Lựa chọn thế nào là tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn. Dù thế nào bạn cũng nên có cơ sở để xem xét và so sánh. Và đó cũng là mục đích khi tôi viết bài này.
Từ khóa liên quan:
- crossover là gì
- xe crossover là gì
- dòng xe crossover là gì
- crossover là xe gì
- dòng xe crossover
- các dòng xe crossover