Chat Facebook Chat Zalo

Quy Trình Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Sang Mẫu Mới Hiện Nay. Theo quy định, các loại bằng lái xe ô tô cũ cần phải đổi sang mẫu mới dưới dạng thẻ PET, do đó mọi người cần nắm kỹ các quy trình, thủ tục đổi bằng lái xe ô tô sang mẫu mới để thực hiện theo đúng quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Đổi bằng lái xe ô tô sang mẫu mới cần có các loại giấy tờ sau: đơn đề nghị, giấy khám sức khỏe, giấy phép lái xe cũ.. Sau khi bạn đã đóng lệ phí, nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành chụp ảnh lại để in lên bằng lái xe ô tô mới. 

Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô mẫu mới

Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định: Người lái xe lập 1 bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ VN hoặc Sở GTVT, gồm:

– Đơn đề nghị đổi, cấp lại GPLX (theo mẫu).
– Giấy chứng nhận sức khỏe do BKĐK cấp Quận, huyện trở lên cấp (trong vòng 3 tháng).
– Bản sao (photo) giấy phép lái xe (cũ), CMND.
– 2 ảnh màu cỡ 3 x 4 cm. (để dán vào đơn đề nghị đổi và giấy chứng nhận sức khỏe)
– Bản chính hồ sơ gốc phù hợp với GPLX.
– Khi đến đổi GPLX, người lái xe xuất trình GPLX (cũ), giấy CMND hoặc hộ chiếu để đối chiếu.
– Lệ phí cấp đổi GPLX theo mẫu mới là 135.000 đồng/giấy phép.
– Lệ phí khám sức khỏe: 20.000 – 40.000 đồng/người

Xem thêm: dạy lái xe giá rẻ

Quy trình các bước đổi bằng lái xe ô tô mẫu mới như thế nào

– Khi đến nộp hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe, người lái xe phải xuất trình CMND để đối chiếu và sẽ được chụp ảnh trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ.

đổi bằng lái xe ô tô sang mẫu mới

– Nếu có nhiều bằng lái cũ (Ví dụ: bằng lái A1, A2, B2…) thì có thể đem hết các bằng lái hiện có và photo các bằng này đến nơi tiếp nhận hồ sơ để ghép lại thành 1 bằng chung. Lệ phí cũng tính là 135.000đ/người.
– Sau khi đóng lệ phí, nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành chụp ảnh để in lên bằng lái mới.
– Khi nhận bằng mới thì các bằng cũ sẽ được thu lại hoặc cắt góc và không còn giá trị sử dụng. Trong thời gian chờ lấy bằng mới thì vẫn giữ bằng cũ để sử dụng. Tuy nhiên GPLX ô tô cũ buộc phải đổi GPLX mới trước ngày 31/12/2014, GPLX hạng A4 (xe máy kéo có trọng tải đến 1.000kg) phải đổi trước ngày 31/12/2015, GPLX không thời hạn: nếu cấp trước năm 2003 đổi trước ngày 28/01/2025; cấp trước năm 2004 đổi trước 28/01/2025; cấp trước năm 2007 đổi trước 31/12/2018; cấp trước năm 2010 đổi trước 31/12/2019; cấp sau năm 2010 đổi trước 31/12/2020.
– Trường hợp bằng lái xe ô tô bị mất phải Đơn trình báo mất GPLX có xác nhận của Công an hoặc UBND xã phường)

Đổi bằng lái xe ô tô qua mạng chỉ mất 2h

Từ ngày 1/12, đơn vị thực hiện thí điểm việc thực hiện đổi giấy phép lái xe qua mạng internet. Sau khi thí điểm, đơn vị sẽ bàn giao công nghệ đến các Sở GTVT trên toàn quốc. Hiện tại, mô hình thí điểm ở cấp Tổng cục nên đối tượng được cấp đổi qua mạng đợt này chỉ áp dụng đối với người có GPLX do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp.

Thông tư 38/2013/TT-BGTVT có hiệu lực từ 1/3/2014 quy định về lộ trình chuyển đổi sang GPLX sang vật liệu PET:

1. Giấy phép lái xe ô tô: chuyển đổi trước ngày 31/12/2014;

2. Giấy phép lái xe hạng A4: chuyển đổi trước ngày 31/12/2015;

3. Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3):

a) Cấp trước năm 2003: chuyển đổi trước ngày 28/01/2025;

b) Cấp trước năm 2004: chuyển đổi trước ngày 28/01/2025;

c) Cấp trước năm 2007: chuyển đổi trước ngày 31/12/2018;

d) Cấp trước năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31/12/2019;

đ) Cấp sau năm 2010: chuyển đổi trước ngày 31/12/2020.

Theo đó, người dân có nhu cầu cấp đổi GPLX chỉ cần truy cập vào website http://dichvucong.gplx.gov.vn:8000/faces/registration/guide.xhtml để kê khai thủ tục. Tại đây, người dân sẽ phải khai báo thông tin gồm: tên tuổi, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân, số giấy phép lái xe, xác nhận có giấy khám sức khỏe đạt tiêu chuẩn.

Sau khi đã điền hết thông tin, hệ thống sẽ xác nhận hồ sơ có đầy đủ hay không. Nếu được xác nhận, người dân sẽ được cấp một mã số tương tự như “code” vé máy bay hay tàu hỏa để đặt lịch hẹn.

Chậm nhất sau 3 ngày đăng ký trên trang thông tin điện tử, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được sắp xếp lịch hẹn và thông báo đến người đăng ký qua hộp thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại. Nếu hồ sơ không hợp lệ người đăng ký cũng được thông báo rõ lý do.

Khi đến hoàn thiện hồ sơ, người dân chỉ cần đem GPLX cũ, giấy khám sức khoẻ, hồ sơ gốc, chụp ảnh tại chỗ và ngồi chờ khoảng 2 giờ là có thể lấy GPLX mới. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, đến muộn hoặc không đến theo đúng lịch hẹn, người có nhu cầu sẽ phải đặt lịch lại. Do đã có mã số (code) nên người dân được phép sử dụng 2 lần để đặt lại lịch hẹn mà không cần phải khai báo lại thông tin. Lệ phí cấp đổi giấy phép lái xe vẫn giữ nguyên là 135.000 đồng.

“Nếu người dân điền đầy đủ theo đăng ký trên hệ thống, không có gì sai sót, cơ sở cấp đổi sẽ chuyển sang duyệt in và chỉ mất khoảng 2 giờ là có thể nhận GPLX mới. Như vậy, việc cấp đổi giấy phép qua mạng sẽ giúp người dân tiết kiệm thời gian, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa tránh việc phải chờ đợi, đi lại. Thêm nữa, cách làm này cũng tránh được việc “cò mồi” ăn theo thủ tục cấp đổi GPLX”.

Nếu sau này thực hiện đại trà việc cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trên cả nước thì cũng không sợ việc nghẽn mạng. Bởi khi người dân truy cập vào hệ thống, nếu quá tải sẽ có cảnh báo cho người dân biết để chuyển sang điểm đăng ký khác.

Trong ngày 2/12, có hơn 30 người dân gọi điện đến số điện thoại hỗ trợ của Tổng cục để hỏi đáp thắc mắc về quy trình, thủ tục cấp đổi GPLX. Hiện tại, đã có 20 người đăng ký thành công việc cấp đổi giấy phép lái xe qua mạng.

Từ khóa:

  • thủ tục đổi bằng lái xe ô tô
  • quy trình đổi giấy phép lái xe
  • thủ tục đổi giấy phép lái xe sang thẻ nhựa
  • Cach doi moi giay phep lai xe o to 
  • quy trinh doi moi bang lai xe o to
  • Thu tuc doi  giay phep lai xe o to
Quy Trình Đổi Bằng Lái Xe Ô Tô Sang Mẫu Mới Hiện Nay