Chat Facebook Chat Zalo

Kỹ năng lái xe an toàn là rất cần thiết đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Ngoài những kỹ thuật lái xe thuần thục trên đoạn đường trường, thì việc trang bị thêm kinh nghiệm lái xe đường đèo là việc cần thiết cho những bạn có ít hoặc chưa có kinh nghiệm hay thích du lịch trên những đoạn đèo núi, dốc.

Để bắt đầu cho một cuộc hành trình, một chuyến du lịch suôn sẻ trên những đoạn đường đèo. Bạn cần trang bị cho mình một số kinh nghiệm sau:

Chuẩn bị và kiểm tra xe kỹ lưỡng trước

Kinh nghiệm lái xe đường đèo đầu tiên là bạn nên mang xe đi bảo dưỡng trước chuyến đi để xe được kiểm tra toàn diện: đèn, còi, ốc vít…

+ Săm lốp: cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp, nếu lốp quá mòn dễ dẫn đến bục săm trượt bánh khi vào cua. Và luôn chú ý mang theo  lốp dự phòng

+ Phanh: Nếu má phanh cũ, mòn nhiều, chất lượng kém, hoặc má dán lỗi, thì khi phanh gấp bong cả má rất nguy hiểm. Đối với dầu phanh, theo thời gian sẽ mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi, khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi và làm mất tác dụng phanh.

+ Dầu máy: Nếu dầu máy quá đen thì nên thay do chạy đường đèo số nhỏ rất dễ nóng máy, để lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến động cơ của xe

Lái xe có văn hóa

Lái xe có văn hóa là việc giữ an toàn cho tất cả mọi người, cần giữ bình tình khi lái xe, tránh bấm còi liên tục gây ức chế cả cho mình và người khác, chủ động nhường xe sau muốn vượt nếu điều kiện cho phép, sử dụng đèn pha hợp lí…Điều này không những đúng khi bạn lái xe trên đường thẳng mà còn đặc biệt quan trọng trên những đoạn đường đèo. Nắm được quy tắc này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm lái xe đường đèo hiệu quả hơn.

Lái xe khi trời tối, bạn nên sử dụng đèn cho phù hợp: hạ đèn chiếu gần khi có xe đi ngược, cố gắng giữ đúng hướng đi, bám vào vạch lề đường bên phải, trường hợp cảm thấy không an toàn, hãy giảm tốc độ và dừng hẳn bên phần đường của mình để tránh bất trắc.

Kinh nghiệm lái xe đường đèo

Không vi phạm tải trọng là một trong những kinh nghiệm lái xe đường đèo 

Đặc biệt đối với xe khách, không được chở quá số người cùng hành lý theo quy định, để bảo đảm tải trọng giới hạn. Bởi nếu xe ô tô vi phạm tải trọng, khi xuống dốc đường đèo sẽ gia tăng lực quán tính rất dễ ảnh hưởng xấu đến hệ thống phanh.

Một vài kỹ thuật lái an toàn khi gặp đoạn đường đèo dốc.

Kinh nghiệm lái xe đường đèo núi để được an toàn luôn là điều cần thiết cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác bay bổng, bất ngờ và khám phá những điều mới lạ. Dưới đây là một số  kỹ năng cần thiết giúp bạn có được những chuyến đi an toàn và thú vị như sau:

+ Vần vô lăng đúng cách: Do đặc thù đường miền núi rất nhiều khúc cua liên tục nên hầu như bạn phải liên tục làm việc với vô lăng. Đặc biệt các tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, điều này cực nguy hiểm khi chạy xe đường đèo. Nếu chẳng may tuột tay thì hậu quả thật khó lường. Hãy nắm vô lăng ở vị trí 3 và 9 trên mặt đồng hồ để đảm bảo khi 2 tay trở về vị trí cân bằng thì đảm bảo chiếc xe của bạn đang ở trạng thái đi thẳng và bạn sẽ không bị mất phương hướng, vần vô lăng đan tay đúng kiểu được hướng dẫn học tại trường lái xe là an toàn nhất.

+ Bóp còi khi vào góc cua khuất, không nên ôm cua rộng: vì rất dễ bị trượt bánh, đặt biệt dễ bị giật mình khi có xe đi ngược chiều do hầu hết đường đèo núi rất hẹp và chất lượng thường không tốt (có thể có nhiều bụi, đá dăm…) so với quốc lộ ở đồng bằng, ở thành phố.

+ Khi đang chạy dốc nếu thấy tốc độ xe thay đổi có hướng tụt từ từ thì hãy về số ngay lập tức và giữ đều tay ga. Nếu bạn đang xuống dốc thì hãy nhường đường cho xe đang lên dốc, vì xe lên dốc cần nhiều lực kéo hơn và vận hành không linh hoạt bằng xe đang đổ dốc…

+ Về số trước khi lên dốc: hãy về 1 số cách dốc phía trước đó khoảng 40-50m . Kéo lên 40-50km/h và giữ đều tay ga. Một số bạn có thói quen đến chân dốc mới về số, có khi về số 2, 1 rồi kéo ga. Làm vậy một là máy sẽ bị gằn, kêu rất to, hai là xe đang ở vòng tua thấp bị tăng ga đột ngột xe không lực mà sẽ chạy ì hơn, máy rất mau nóng và kêu. Còn việc về số tăng ga từ trước chân dốc sẽ tăng vòng tua, tăng đà cho xe chạy dốc rất ngọt. Hãy nhớ là giữ nguyên tay ga khi đang ở trên dốc, nếu có tăng thêm ga xe cũng không nhanh hơn.

+ Dùng số làm phanh để ghìm máy không bị lao nhanh xuống dốc bằng cách lên dốc số nào thì xuống dốc số đó.( Nếu chạy lên dốc bằng số 3, thì khi xuống dốc đó cũng chạy bằng số 3, trường hợp lúc xuống dốc mà dốc cao hơn thì có thể đi bằng số 2 thậm chí có thể là số 1, miễn sao không để xe lao đi quá nhanh nếu vậy rất nguy hiểm. Tránh giữ phanh liên tục khi lên đặc biệt là xuống dốc dễ dẫn đến bị bó phanh, mòn má rất nhanh. Nếu về số hết cỡ mà xe vẫn lao nhanh thì có thể kết hợp đạp phanh sau, bóp nhẹ phanh trước rồi nhả. Lưu ý thao tác phải nhịp nhàng, tránh bóp mạnh phanh trước (nhất là phanh đĩa) có thể bị ngã.

Nếu bạn đang trên hành trình mà gặp điều kiện thời tiết xấu (như sương mù, mưa gió, tuyết..): Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn, thường thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác và có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm. Luôn nhớ bám vạch kẻ đường, nhưng đừng ôm vạch chia đường. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

Đường đèo núi ắt hẳn khiến không ít tay lái phải ngần ngại khi nghĩ đến những góc cua hẹp, những con đường nhỏ, một bên là vách núi, một bên là vực sâu.  Để có được trải nghiệm tuyệt vời trên chuyến đi đường dài đến những địa điểm tham quan nổi tiếng phải vượt qua những con đèo một cách an toàn, để làm được điều đó ngưới lái cần tập trung cao độ, bên cạnh việc lái xe cẩn thận, kiến thức, kỹ thuật lái xe tốt cần  trang bị thêm những kinh nghiệm lái xe đường đèo như chia sẻ trên để có được một chuyến đi hoàn hảo và củng cố thêm những kinh nghiệm hữu ít cho người tài xe.

Từ khóa liên quan

– kinh nghiệm lái xe đường đèo

– kỹ thuật lái xe đường đèo

– mẹo lái xe ô tô khi qua đèo

Kinh Nghiệm Lái Xe Đường Đèo