Chat Facebook Chat Zalo

Trong quá trình công tác, việc làm mất, cháy hay rách hóa đơn giá trị gia tăng không phải là một điều quá hiếm hoi. Với những người đã có kinh nghiệm thì có thể sẽ giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng, thế nhưng với những bạn còn chưa va chạm nhiều thì sẽ gặp phải không ít khó khăn. Vậy, cách xử lý hóa đơn bị rách, bị mất, rách hay cháy như thế nào?

Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn bị rách, cháy hay mất

cách xử lý hóa đơn bị mất

Cách xử lý hóa đơn đầu ra bị mất

Trường hợp các bạn phát hiện hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra bị thất lạc, hư hỏng thì có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:

  • Tiến hành lập báo cáo để gửi lên cơ quan quản lý thuế, nên thực hiện việc này trong vòng 5 ngày kể từ thời điểm phát hiện hóa đơn bị mất hay cháy. Mẫu đơn báo cáo với cơ quan thuế cần làm theo mẫu số BC21/AC (Được ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BCT).
  • Mức phạt hiện nay cho các trường hợp làm mất hóa đơn đầu ra sẽ dao động từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ.
  • Lưu ý: Trong trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn bị mất trước đó trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt. Các bạn sẽ không bị phạt trong tình huống này. Còn nếu người bán làm cháy, rách hay mất các liên đã lập sai và xóa bỏ rồi thì sẽ bị phạt cảnh cáo.

Cách xử lý hóa đơn bị mất liên 2

Cả bên bán và bên mua đều lập biên bản ghi nhận sự việc

  • Biên bản khai báo cần ghi rõ thông tin liên 1 của bên bán khai, thời gian nộp thuế cụ thể.
  • Biên bản cần phải ký và ghi rõ họ tên của người đại diện về mặt pháp lý (Hoặc người được ủy quyền).
  • Đóng dấu (Nếu có).
  • Theo thông tư số 10/2014/TT-BTC thì các bạn sẽ phải nộp phạt từ 2.000.000 – 4.000.000 VNĐ.

Bên bán chụp lại liên 1 của hóa đơn, sau đó người đại diện về mặt pháp lý cần ký xác nhận và đóng dấu trên bản sao của liên 1 ( Giao cho bên mua).

Bên mua được phép sử dụng bản sao của liên 1 (Có ký tên và đóng dấu) và kèm theo biên bản về việc thất lạc, rách hay cháy liên 2 để làm hóa đơn chứng từ kế toán (Cả kê khai thuế).

Mức phạt cụ thể: Theo nghị định số 49/2016/NĐ-CP, kể từ ngày 1/08/2016 thì mức phạt cho trường hợp làm mất hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào sẽ từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ.

  • Phạt tiền với những trường hợp làm mất, cháy hay rách hóa đơn đã lập và giao cho bên mua từ 4.000.000 – 8.000.000 VNĐ. Trừ những trường hợp như cháy, hư hỏng, thất lạc do thiên tai, hỏa hoạn hay các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng sẽ không bị xử phạt theo quy định.
  • Còn với trường hợp hóa đơn bị mất, cháy, hư hỏng (Liên giao cho bên mua), cả bên bán và bên mua đều tiến hành làm biên bản ghi nhận sự việc, người bán cũng đã kê khai và nộp thuế theo quy định, có hợp đồng và chứng từ chứng minh cho sự việc thì sẽ bị xử phạt ở mức tối thiểu (Nếu có từ 2 tình tiết giảm nhẹ thì chỉ phạt cảnh cáo).
  • Ngoài ra, nếu người mua tìm lại được hóa đơn bị mất trong quá trình xử lý và cơ quan thuế chưa đưa ra hình phạt cụ thể nào thì sẽ không bị phạt.

Cách xử lý hóa đơn bị mất liên 2

(Đã sử dụng và có liên quan đến bên thứ 3)

Ở trường hợp này, bên thứ 3 thường là đơn vị vận chuyển hàng hóa hay bên giao nhận hóa đơn. Với tình huống này thì chúng ta sẽ căn cứ trên việc bên mua hay bên bán thuê bên thứ 3 để xác định trách nhiệm và xử phạt theo đúng quy định.

Các từ khóa liên quan:

  • cách xử lý hóa đơn bị mất
  • hóa đơn bị rách xử lý thế nào
  • hóa đơn bị rách
  • cách xử lý hóa đơn bị mất liên 2
  • xử lý mất hóa đơn
  • cách xử lý hóa đơn bị mất mới nhất
  • cách xử lý hóa đơn bị mất chữ
  • cách xử lý hóa đơn gtgt bị mất
  • cách xử lý hóa đơn đầu vào bị mất
  • cách xử lý hóa đơn đầu ra bị mất
  • cách xử lý hóa đơn mua vào bị mất
  • cách xử lý hóa đơn mất cháy hỏng
Hướng Dẫn Cách Xử Lý Hóa Đơn Bị Mất, Cháy Hoặc Rách