Chat Facebook Chat Zalo

Khi bị ong đốt, bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khó chịu hoặc thậm chí có thể gây ra tử vong. Tùy vào mỗi loại ong, mà vết đốt của bạn có thể nguy hiểm hoặc không. Để đảm bảo an toàn, mỗi khi bị ong đốt, bạn nên biết cách xử lý ong đốt để bảo vệ sức khỏe cho mình. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích.

Ong là loài côn trùng rất phổ biến và thường gặp. Bạn có thể chạm trán với loài ong ở các vườn hoa, công viên, khi đi bộ trong rừng hoặc thậm chí có thể bắt gặp chúng ngay cả trong nhà bạn. Hầu hết mỗi người đều từng bị ong đốt ít nhất một lần trong đời, và dù việc bị ong đốt khá đau, nhưng các vết ong đốt thường là vô hại.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị dị ứng với các vết ong đốt và có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, nguy hiểm tới tính mạng của người bị đốt. Vậy thì điều gì đã xảy ra trong cơ thể chúng ta khi ta bị ong đốt mà lại khiến nó gây ra phản ứng?

cách xử lý ong đốt

Theo Bệnh viện Mayo của nước Mỹ, khi bị đốt cơ thể chúng ta bị con ong tiêm chất độc chứa những loại protein tác động đến tế bào da và hệ miễn dịch của cơ thể người qua ngòi đốt của nó, gây nên sự đau đớn và trạng thái sưng tấy xung quanh vùng bị đốt. Những người bị dị ứng sốc phản vệ là những người có hệ miễn dịch phản ứng lại nọc ong.

Nếu chẳng may bạn có bị ong đốt, bạn sẽ muốn biết khi nào thì bạn nên xử lý ong đốt ở nhà cũng như khi nào thì cần phải nhanh chóng đi cấp cứu.

Khi nào có thể xử lý ong đốt ở nhà?

Vết ong chích sưng nhỏ và chỉ bị đỏ ở nơi bị đốt.

Không có phản ứng sốc dị ứng xảy ra.

Cách xử lý ong đốt ở nhà

– Bước 1: Gắp ngòi đốt của ong ra càng sớm càng tốt bằng nhíp.

– Bước 2: Chườm đá để giảm tình trạng sưng viêm.

– Bước 3: Bôi kem có chứa chất kháng histamine và dùng bột yến mạch rửa vết thương lên chỗ bị ong đốt để giảm sự ngứa ngáy.

– Bước 4: Nếu không thấy giảm bớt ngứa hoặc sưng tấy, có thể dùng thuốc Benadryl để giảm sưng vết thương.

Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Khi bạn bị ong đốt chỗ khác trên cơ thể nhưng lại bị sưng ở mặt. Đặc biệt, khi bị sưng ở môi, ở lưỡi, ở họng hoặc mắt.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nói trên thì bạn hãy gọi xe cấp cứu hoặc đi tới bệnh viện càng sớm càng tốt để có thể được điều trị kịp thời. Theo bác sĩ, nếu vết sưng tấy quá lớn có thể vết sưng lan tới họng của bạn khiến bạn không thể thở được và đe dọa đến tính mạng của bạn.

Theo các bác sĩ chuyên gia, khả năng có những người bị dị ứng nghiêm trọng với vết ong đốt gặp phải phản ứng quá mẫn ở lần bị đốt tiếp theo là từ 30 – 60%.

Vì vậy, nếu bạn bị dị ứng nghiêm trọng với việc bị ong đốt thì hãy nói chuyện ngay với bác sĩ về những biện pháp ngăn ngừa để có thể giảm bớt những phản ứng này vào lần tới khi bạn bị ong đốt.

Cách xử lý ong đốt trong trường hợp vết đốt không nhiều và không quá nặng

  • Một ít lá hẹ hoặc một ít hạ khô thảo tươi hoặc lá bán hạ tươi, hoặc 60 – 100g lá bầu ta, hoặc một ít lá đậu ván trắng hoặc lá bạc hà tươi nghiền nát đắp vào chỗ bị ong đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.
  • 1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.
  • Vài  lá phù dung tươi, trộn vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.
  • Xin một ít sữa mẹ (người mẹ đang nuôi con bú), bôi vào vết ong đốt giúp giảm đau, giảm sưng phù.
  • Lấy lá cúc đem vò nát, xát vào vết bị ong đốt mỗi ngày 5-7 lần.
  • Lấy củ khoai sọ sống, cắt thành miếng rồi đắp vào vết đốt giúp giảm đau.
  • Lấy rau dền đem giã nát, xát vào chỗ bị ong đốt sẽ thấy dịu đau rất nhanh.

Hy vọng qua bài viết trên bạn biết được cách xử lý ong đốt một cách hiệu quả nhất theo từng trường hợp để có thể áp dụng một cách linh hoạt trong thực tế.

Từ khóa liên quan:

  • cách xử lý ong đốt
  • cách xử lý khi bị ong đốt
Cách Xử Lý Ong Đốt