Chắc chắn, bạn từng nghe qua đèn hazard nhưng chưa hiểu hết về loại đèn này. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm đèn hazard lights là gì? Cách dùng loại đèn hazard này nhé.
Nội dung
Đèn Hazard lights là gì?
Hazard lights là đèn xi nhan được chớp tắc 4 đèn cùng một lúc với nhau. Để thông báo với những tài xế khác về sự nguy hiểm, để báo hiệu cho những xe xung quanh phòng tránh chống va chạm.
Đúng như ý nghĩa đèn cảnh báo nguy hiểm, nên nút nhấn đèn này luôn được bố trí ở nơi dễ quan sát. Kích thước của nút bấm lớn có hình tam giác màu đỏ trên bảng tap-lô để tài xế tiện sử dụng khi cần.
Dùng đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) thế nào cho đúng?
Trên thế giới có nhiều nước sử dụng ô tô lâu đời như Mỹ, Nhật hay các nước Châu Âu, vẫn có những cách dùng đèn cảnh báo nguy hiểm khác nhau. Hầu hết các nước đều không có luật chính thống quy định chung. Ở Mỹ, mỗi bang quy định cách sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm khác nhau.
Thường thì mỗi quốc gia hay mỗi người sẽ sử dụng đèn này theo thói quen hay tập quán của người bản xứ. Ở Nhật và Hàn, tài xế sẽ dùng đèn cảnh báo nguy hiểm để cám ơn vì các tài xế khác vừa cho nhập làn.
Còn ở những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các bác tài thường sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm khi họ muốn vượt qua ngã tư, vượt qua xe khác hay để ra oai.
Khi bật đèn hazard light các tài xế cũng tăng tốc rất nhanh, việc này rất dễ gây ảnh hưởng đến tình hình giao thông, nghiêm trọng hơn là gây tai nạn giao thông. Vì vậy, hiểu công dụng và sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm này theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô là cần thiết.
Những trường hợp nào nên dùng đèn hazard cảnh báo nguy hiểm
Trường hơp 1: Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường.
Trên đường quốc lộ, cao tốc nếu xe gặp sự cố bất ngờ như xe hư hỏng, tai nạn. Do xe không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định, bắt buột phải đỗ lại trên đường, tài xế cần bật đèn hazard cảnh báo nguy hiểm để các xe khác chú ý, chủ động tránh xe mình để không xảy ra va chạm.
Ngoài ra, khi bật đèn này cũng giúp các bác tài khác biết xe bạn gặp nguy nên đến giúp đỡ. Nếu thực hiện sữa chữa ngay tại vị trí dừng, tài xế không chỉ cần bật đèn khẩn cấp mà còn phải đặt bảng cảnh cáo phản quang (tam giác) lùi lại cách đuôi xe dừng ít nhất 20 mét, để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông cùng chiều từ sau lên biết mà chuyển làn tránh.
Trường hơp 2: Xe di chuyển trong trường hợp nguy hiểm.
Trong trường hợp xe gặp vấn đề, nhưng không tấp vào lề đỗ xe được, tài xế nên bật đèn hazard khẩn cấp để báo cho các xe khác biết tình trạng xe mình, để các bác tài khác biết cách xử lý thích hợp.
Trường hợp 3: Khi xe kéo xe.
Khi kéo xe, bắt buộc bật đèn hazard cảnh báo trên cả hai xe. Trong trường hợp xe được kéo không thể bật được đèn thì đành chịu do không có xe cứu hộ chuyên dùng.
Trường hợp 4: Xe chạy chậm.
Khi xe bị sự cố nào đó mà buộc phải chạy chậm và đang làm tắc nghẽn tình hình giao thông của phương tiện khác (không có ý báo chạy nhanh vì điều đó thuộc về quy định dành cho loại xe sử dụng chế độ ưu tiên, có trang bị đèn chớp màu, còi hú, cờ mũi tên…là tín hiệu xe công vụ khẩn, nguyên thủ quốc gia, hộ tống dẫn đoàn, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu, chữa cháy,…)
Trường hợp 5: Báo có sự cố khi xe buộc phải dừng lại ở vị trí cấm dừng, cấm đậu.
Trường hợp 6: Xe dừng trên đường trong điều kiện thiếu ánh sáng (đêm tối).
Trường hợp 7: Bật đèn hazard cảnh báo nguy hiểm khi lùi xe ở khu vực đông dân hoặc từ trong đường nhỏ băng ra ngoài.
Trường hợp 8:
Xe đi theo đoàn (cưới, tang, triển lãm quảng cáo) v..v ban ngày các xe trong đoàn cần cùng mở thêm đèn. Nhưng vẫn phải chấp hành luật giao thông khi lưu thông.
Trường hợp 9:
Trường hợp xe không chuyên dùng nhưng sử dụng chở người bệnh cấp cứu mở đèn này chỉ có ý nghĩa cảnh báo chứ vẫn buộc phải chấp hành lưu thông theo luật như bình thường. (trừ trường hợp được người thi hành công vụ trưng dụng thì sẽ có thêm tín hiệu của nhân viên công vụ đi kèm)
Trường hơp 10: Trong thời tiết xấu.
Khi thời tiết chuyển biến xấu, sương mù dày, tầm nhìn xuống chỉ còn vài mét. Mưa quá lớn đến mức cần gạt nước kính lái trở nên vô nghĩa. Lúc này nên bật đèn hazard khẩn cấp để thu hút sự chú ý của xe phía sau, nhắc nhở giữ khoảng cách an toàn. Nhưng nếu thời tiết quá xấu thì tài xế nên dừng lại ven đường, bật đèn khẩn cấp, chờ cho tới khi thời tiết ổn định hơn.
Ngoài ra, luật ở Úc đưa ra thêm một số luật khi sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm như người điều khiển dừng xe để bán hàng (ví dụ: bán kem). Xe bus chở trẻ em cũng được bật đèn báo khẩn cấp, khi tài xế đang dừng xe đang dừng xe đón rước trẻ em.
Qua bài viết này hy vọng giúp các bạn hiệu rõ hơn về đèn hazard light là gì? Cũng như sử dụng đúng cách đèn hazard lights. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này.
Những từ khóa liên quan tới bài viết:
- đèn hazard
- Hazard lights là gì
- đèn hazard là gì
- đèn hazard xe máy
- đèn hazard để làm gì