Chat Facebook Chat Zalo

Khi có các vụ tai nạn xe ô tô xảy ra, bạn hay nghe kể xe ô tô bung túi khí. Vậy túi khí ô tô là gì, nó có chức năng gì và được sử dụng khi nào. Những thông tin bên dưới sẽ cho bạn kiến thức về túi khí ô tô và những điều cần biết.

Túi khí ô tô là một đệm phao được thiết kế để bảo vệ những người ngồi trong xe khỏi các chấn thương nghiêm trọng trong trường hợp va chạm xảy ra. Túi khí ô tô là thiết bị duy nhất trên xe hơi chỉ được sử dụng một lần, khi bắt đầu hoạt động cũng là lúc nó sẽ tự làm hỏng chính mình. Va chạm dù là chính diện hay bên hông đều sẽ kích hoạt một loạt các cảm biến của xe bao gồm: cảm biến gia tốc, cảm biến va chạm, cảm biết áp suất sườn, cảm biến áp suất phanh, con quay hồi chuyển, cảm biến trên ghế.

tui khi xe oto

Túi khí hoạt động sẽ tạo thành các “gối khí” để bảo vệ hành khách khỏi những va đập vào vô lăng hoặc bảng đồng hồ. Túi khí bên trái (bên người lái) được lắp ở trung tâm vô lăng, còn túi khí cho khách ngồi ghế trước được lắp ở phần trước của khách gần bảng táp lô.Túi khí xe ô tô là một phần không thể thiếu cùng với đai an toàn của xe ô tô, nhưng túi khí không thể thay thế cho đai an toàn mà chỉ hỗ trợ thêm cho đai an toàn để bảo vệ người ngồi trong xe hiệu quả hơn. Nhiều trường hợp tai nạn xảy ra mà túi khí không bung ra, nên bạn nhớ thắt dây an toàn chứ đừng ỷ vào túi khí. Bạn phải luôn thắt dây an toàn khi tham gia lưu thông trên đường.

>>> Xem thêm: hoc lai xe oto quan 7

Cấu tạo túi khí ô tô

Ở Việt Nam chưa có luật nào bắt buộc phải trang bị túi khí trên xe ô tô như nước ngoài nên hiện nay các xe ô tô tại Việt Nam thường trang chỉ trang bị 2 túi khí cho tài xế và ghế phụ. Mô hình hoạt động của túi khí như sau:

tui-khi-tren-xe-o-to
Mô hình nguyên lý hoạt động hệ thống túi khí

Để dễ hình dung về nguyên lý hoạt động của túi khí ô tô bạn có thể chia nó ra làm 3 bước từ khi xe va chạm đến túi khí bung ra.

+ Hệ thống điều khiển túi khí chính (ACU) dùng điều khiển các hoạt động của những con cảm biến. Khi mức độ va chạm vượt mức quy định thì ngồi nổ trong các túi khí sẽ bị đánh lửa.

+ Ngồi nổ điện gồm một dây dẫn điện bọc chất dễ cháy. Tạo một dòng điện có cường độ từ 1 đến 3 A trong dưới 2 mili giây, dùng  để đốt các hạt tạo khí, tạo ra một lượng khí lớn cho túi khí.

+ Khí này giúp bơm căng túi khí lên để giúp giảm tác động cho người ngồi trên xe và ngay lập tức thoát ra các lỗ xả phía sau để giúp giảm áp lực lên túi khí và cho người lái có tầm nhìn tốt.

Khi nào túi khí ô tô sẽ bung ra

he thong tui khi tren xe
Hệ thống túi khí trên xe

Không phải tất cả túi khí điều bung ra khi va chạm mà tùy vào vùng cảm biến mà túi khí mới bung ra.

Năm trường hợp sau sẽ làm túi khí dễ bung ra nhất

co che hoat dong cua tui khi

Xe tông vào bức tường với vận tốc > 25km/h.

Vùng va đập trực tiếp tính từ tâm của xe.

Tông thẳng vào gờ, va đập tiếp xúc hết đầu xe nơi bố trí dầm chịu lực.

Xe bị rơi xuống hố phần đầu xe va vào phần gờ cao hơn.

Xe lao phần đầu xuống vực theo hướng trực diện.

Túi khí phía trước sẽ hạn chế bung trong 3 trường hợp sau

co che hoat dong tui khi 2

Xe tông trực diện vào trụ điện.

Xe tông thẳng vào gầm xe tải.

Tông vào tường phần bên hông gần đầu xe.

Túi khí phía trước sẽ không hoạt động trong 3 trường hợp sau

co che hoat dong tui khi 3

Khi hai xe chạy cùng chiều tông vào nhau.

Xe ô tô bị lật.

Xe ô tô bị tông ngang hông. Túi khí bên hông được bung ra nếu vượt giá trị tiêu chuẩn.

>>> Xem thêm: học lái xe ô tô quận 9 tại https://hoclaixecaptoc.com/hoc-lai-xe-o-to-tai-quan-9-day-lai-xe-hang-b1-b2-c-uy-tin/

Các lưu ý về túi khí trên xe ô tô và đai an toàn

Trong các va chạm nhẹ không đủ yếu tố để kích hoạt túi khí, hành khách vẫn có thể tránh các rủi ro nhờ hệ thống đai an toàn. Trong trường hợp va chạm đủ kích hoạt túi khí thì dây an toàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thống túi khí bảo vệ nên bạn luôn phải thắt dây đai an toàn khi đi xe ô tô.

  • Tư thế ngồi điều khiển xe ô tô không nghiêng quá 30 độ.
  • Khi va chạm nếu không thắt dây an toàn túi khí có thể gây chấn thương.

Các chú ý quan trọng khi sử dụng xe ô tô có trang bị túi khí:

khong de em be ngoi gan tui khi
không để em be ngồi gần túi khí
  • Không để trẻ em ngồi ở hàng ghế trước có trang bị túi khí, không để trẻ em như hình bên dưới sẽ làm trẻ bị chấn thương hoặc thậm chí tử vong khi nổ túi khí.

Vi tri de tre em tren xe

  • Nên để trẻ em như hình bên dưới hàng ghế sau để có sự an toàn cho trẻ.
  • Không nên ngồi quá gần hoặc đặt tay và chân lên túi khí điều đó khá nguy hiểm. Túi khí bung ra với tốc độ rất nhanh và lực bung ra rất mạnh. Ngưới lái xe luôn nên nắm vành ngoài của vô lăng hành khách nên luôn để chân trên sàn xe, chỉnh ghế ngồi càng xa túi khí càng tốt. Luôn ngồi ngay trên ghế tựa lưng và thắt dây an toàn ngay ngắn.
  • Khi đèn cảnh báo của túi khí chớp sáng liên tục hoặc bật sáng trong khi xe hoạt động bình thường, thì do hệ thống theo dõi túi khí báo cho bạn biết túi khí đang có hư hỏng và cần kiểm tra bằng các cửa hàng có dịch vụ ủy quyền.
  • Không tự ý sửa chữa hoặc can thiệp vào hệ thống túi khí trên xe ô tô. Điều này có thể dẫn đến túi khí nổ bất ngờ hoặc hệ thống túi khí bị vô hiệu hóa.
  • Không để bất kì vật dụng gì trước túi khí. Khi túi khí bị kích nổ các vật này có thể bắn trúng gây thương tổn cho hành khách.

Bảo dưỡng túi khí xe ô tô định kỳ

Túi khí là một hệ thống điều khiển bằng điện tử, chúng tự động kiểm tra và được theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên bạn nên để ý những dấu hiệu sau và hãy mang xe đến đại lý xe để kiểm tra.
– Có một đèn báo hệ thống túi khí SRS trên bảng táp lô, nếu đèn này không sáng, có sáng mà không tắt hay sáng lên khi đang lái xe.
– Phần trước xe bị tai nạn.
– Phần mặt của vô lăng hay nắp che túi khí cho hành khách ở trước bị xước, nứt hay hỏng.
– Khi xe bị tai nạn và túi khí đã hoạt động, toàn bộ các chi tiết của hệ thống túi khí cần phải được kiểm tra và thay thế.

Giá túi khí xe hơi giao động từ 3 triệu đến 5 triệu đồng nếu bạn muốn thay mới hoàn toàn.

Từ khóa liên quan:

  • túi khí ô tô là gì.
  • túi khí xe hơi.
  • giá túi khí xe hơi.
  • túi khí xe ô tô.
  • thay túi khí ô tô.
  • cấu tạo túi khí ô tô.
Túi Khí Ô Tô Và Những Điều Cần Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *