Trên các dòng xe ô tô hiện nay, hầu hết những hoạt động cơ bản nhất của xe đều thông qua các bộ phận cảm biến và bộ điều hành trung tâm. Đây được xem là một bước tiến lớn trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay, đặc biệt là thời đại 4.0. Tùy thuộc vào chức năng và nhiệm vụ của mình mà các bộ phận cảm biến trên xe ô tô đều có tên gọi khác. Chẳng hạn như cảm biến nhiệt độ, cảm biến vị trí trục khuỷu hay cảm biến vị trí trục cam,… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một cách chi tiết nhất về cảm biến nhiệt độ trên ô tô, một trong những bộ phận quan trọng nhất giúp xe hoạt động một cách ổn định.
Nội dung
Những điều cần biết về cảm biến nhiệt độ trên ô tô
Trong số những loại cảm biến được sử dụng trên ô tô thì cảm biến nhiệt độ xe ô tô là bộ phận có nhiệm vụ đo nhiệt độ nước làm mát, giúp hệ thống xử lý trung tâm tính toán thời gian đánh lửa thích hợp, phun nhiên liệu, chạy quạt làm mát động cơ,…
Chức năng và nhiệm vụ bộ cảm biến nhiệt độ trên ô tô
- Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm:
Khi nhiệt độ bên trong động cơ thấp, ECU sẽ tự động thực hiện hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm. Khi nhiệt độ động cơ cao thì ECU sẽ hiểu chỉnh nhằm giảm góc đánh lửa sớm.
- Điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu:
Nếu nhiệt độ bên trong động cơ thấp thì ECU sẽ tăng thời gian phun nhiên liệu để làm đậm. Ngược lại, khi nhiệt độ bên trong động cơ cao thì ECU sẽ giảm thời gian phun nhiên liệu lại.
- Điều chỉnh hệ thống quạt làm mát:
Trường hợp nhiệt độ nước làm mát đạt mức 80-87 thì ECU sẽ điều khiển hệ thống quạt làm mát động cơ quay với tốc độ thấp ( Quay chậm). Khi nhiệt độ nước làm mát động cơ đạt ngưỡng 95-98 thì ECU sẽ hiệu chỉnh quạt làm mát quay nhanh hơn ( Tốc độ cao).
- Điều chỉnh tốc độ không tải:
Khi động cơ bắt đầu hoạt động, nhiệt độ lúc này sẽ thấp nên ECU sẽ điều khiển VAN không tải ( Bướm ga điện tử) mở rộng ra và để chạy ở tốc độ không tải nhanh ( Tốc độ trung bình xấp xỉ 900-1000V/P). Việc này nhằm hâm nóng động cơ giúp giảm ma sát giữa các bộ phận, động cơ sẽ nhanh chóng đạt được nhiệt độ vận hành ổn định nhất.
- Điều khiển chuyển số:
Hệ thống ECU sẽ điều khiển hộp số tự động sử dụng thêm tín hiệu cảm ứng nhiệt độ nước làm mát nhằm điều khiển chuyển số. Nếu nhiệt độ của nước làm mát còn thấp thì ECU điều khiển hộp số tự động sẽ không điều khiển chuyển qua số tuyền tăng OD.
- Bên cạnh đó, cảm biến nhiệt độ còn được sử dụng để gửi tín hiệu lên đồng hồ báo nhiệt độ làm mát, với những dòng xe đời cũ thì được sử dụng cục báo nhiệt độ nước riêng biệt.
- Tín hiệu từ bộ phận cảm biến nhiệt độ còn dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, điều khiển hệ thống phun nhiên liệu, ngắt tín hiệu điều hòa không khí khi nhiệt độ nước làm mát quá cao,…
Ở một số dòng xe, ngoài bộ phận cảm biến được gắn trên thân xe, còn có một cảm biến nhiệt độ khác nằm ở vị trí két nước làm mát hoặc đầu ra của VAN hằng nhiệt. Mục đích chính của việc gắn chiếc cảm biến nhiệt xe ô tô thứ hai này là giám sát quá trình làm việc của VAN hằng nhiệt.
Tìm hiểu về cấu tạo bộ phận cảm biến nhiệt độ
Cấu tạo của loại cảm biến này khá đơn giản, nó có dạng hình trụ với ren ngoài, bên trong thì có lắp đặt một nhiệt điện trở có hệ số nhiệt điện trở âm (Điện trở sẽ tăng lên khi nhiệt độ thấp và hạ xuống khi nhiệt độ cao).
Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ trên ô tô
Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát được đặt trong khoang nước của động cơ xe. Nó iếp xúc trực tiếp với nước của động cơ. Do có hệ số nhiệt điện trở âm nên khi nhiệt độ của nước làm mát thấp thấp thì điện trở cảm biến sẽ cao. Còn khi nhiệt độ của nước làm mát cao thì điện trở cảm biến sẽ thấp. Sự thay đổi hệ số điển trở của cảm biến sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở vị trí chân cảm biến.
Điện áp 5V sau khi qua điện trở chuẩn (Hệ số điện trở này không thay đổi theo nhiệt độ) đến cảm biến rồi về ECU (Về Mass). Như vậy nhiệt điện trở của cảm biến và điện trở chuẩn sẽ tạo thành một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến sẽ chuyển đổi tín hiệu tương tự – số (ADC – Analog to Digital Converter).
Trường hợp nhiệt độ động cơ ô tô thấp, giá trị điện trở của cảm biến sẽ cao và điện áp gửi về ADC cũng lớn. Tín hiệu điện sau đó sẽ chuyển đổi thành một dãy xung có dạng hình vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU biết rằng động cơ đang lạnh. Còn khi động cơ nóng, giá trị điện trở của cảm biến giảm kéo theo đó là điện áp giảm, lúc này ECU sẽ nhận thông báo là động cơ đang nóng.
Mạch điện và thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ trên ô tô
- Nhiệt độ 30 độ C – RCB = 2-3 kgΩ.
- Nhiệt độ 100 độ C – RBC – 200-300 kgΩ.
- Bình thường thì cảm biến nhiệt độ nước làm mát sẽ có 2 dây, tuy nhiên, ở một số dòng xe có bố trí một điện trở báo nhiệt độ làm mát lên đồng hồ hiển thị thì cảm biến nhiệt có từ 3-4 dây.
Hướng dẫn cách đo và kiểm tra cảm biến nhiệt độ điều hòa ô tô
Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt phải được thay đổi theo nhiệt độ bảng thông số của nhà sản xuất, các bạn có thể sử dụng 1 cốc nước nóng, lạnh hoặc lấy bật lửa hơ đầu cảm biến nhiệt độ và kiểm tra điện trở thay đổi theo.
- Khi các bạn dùng bật lửa đốt một đầu cảm biến nhiệt, nếu đo được mức điện trở từ 0,2-0,3Ω thì cảm biến vẫn đang hoạt động bình thường.
- Còn khi nhúng vào bên trong nước lạnh, nếu giá trị điện trở tăng từ 4,8-6,6 thì cảm biến vẫn tốt.
- Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng máy chẩn đoán để kiểm tra sự thay đổi của cảm biến nhiệt khi xe nổ máy.
Những trục trặc thường gặp của cảm biến nhiệt làm mát
- Cảm biến hư.
- Chạm dương, chạm mát, đứt dây.
- Hở mạch, thông thường khi bị hở mạch thì cảm biến sẽ ở mức -40 độ C. Một số dòng xe cảm biến nhiệt sẽ được đặt tại mức 20 độ C để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phun nhiên liệu (Tránh phun nhiên liệu quá đậm khi lỗi mạch).
Các từ khóa liên quan:
- cảm biến nhiệt độ xe ô tô
- cảm biến nhiệt độ ngoài trời ô tô
- cảm biến nhiệt độ điều hòa ô tô
- đồng hồ đo nhiệt độ xe ô tô
- cảm biến nhiệt độ nước xe ô tô