Chat Facebook Chat Zalo

Trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện phải tuân thủ theo rất nhiều quy định khác nhau. Trong đó thì vạch kẻ đường là một quy định mà người điều khiển phương tiện giao thông cần đặc biệt lưu ý. Vậy vạch kẻ đường là gì? Để giải đáp được vấn đề này chúng ta hãy cùng nhau điểm qua những loại vạch kẻ đường phổ biến nhất hiện nay và ý nghĩa của chúng nhé!

Vạch kẻ đường là gì?

vạch kẻ đường là gì

Theo một cách đơn giản, các bạn có thể hiểu vạch kẻ đường cũng tương tự như một loại biển báo giao thông. Mục đích chính của chúng là hướng dẫn cho người tham gia giao thông lưu thông một cách chính xác, đồng thời cũng đảm bảo an toàn.

Vạch kẻ đường thường được chia thành hai dạng chính: Vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang. Trong đó các vạch kẻ đường có thể được sử dụng một cách độc lập hoặc kết hợp với một số loại biển báo và tín hiệu giao thông khác. Nếu trong quá trình tham giao thông, các bạn phát hiện những nơi vừa có vạch kẻ đường lẫn biển báo thì buộc phải chấp hành theo biển báo hiệu giao thông.

Những loại vạch kẻ đường và ý nghĩa của chúng

Vạch kẻ đường nằm dọc

Loại vạch kẻ đường bao gồm cà vạch kẻ ngang đường, dọc đường hay một số dạng khác trong phần đường xe đang lưu thông. Đa phần các loại vạch kẻ đường hiện nay đều có màu trắng và vàng ( Khá ít). 

Vạch kẻ dọc theo tim đường:

  • Vạch kẻ dọc liền đơn: Khi tham gia giao thông, nếu giữa tim đường có vạch kẻ dọc màu trắng liền mạch thì các bạn không được phép lấn sang hay đè lên vạch kẻ đường. Loại vạch kẻ đường này mang ý nghĩa phân chia con đường thành hai chiều lưu thông, đồng thời còn giúp phân chia phần dành cho xe thô sơ hay các loại xe cơ giới khác.
  • Vạch kẻ dọc liền kép: Thông thường các bạn sẽ thấy loại vạch kẻ này ở những khu vực có đường vòng quanh co, đoạn đường nguy hiểm và cả đường thẳng và rộng để cho các phương tiện di chuyển với tốc độ cao. Mục đích của vạch kẻ dọc liền kép là giúp người điều khiển phương tiện gia thông dễ dàng phát hiện được phần đường của mình, từ đó giúp việc tham giao thông an toàn hơn. Lưu ý: Xe ô tô không được phép vượt xe khác ở những đoạn đường có vạch kẻ dọc liền kép, các bạn nhớ chú ý để tránh mắc lỗi.
  • Vạch kẻ dọc và đứt quãng: Người ta dùng loại vạch kẻ đường này để phân chia từng làn đường riêng biệt dành cho từng loại xe khác nhau. Với loại vạch kẻ đường này, người điều khiển ô tô hoàn toàn có thể vượt xe phía trên, tuy nhiên sau khi vượt thì phải về lại đúng làn đường của mình. 

Vạch kẻ ngang: Bao gồm cả loại vạch liền và đứt quãng, chúng có thể là vạch đơn hoặc vạch kẻ kép.

  • Vạch kẻ liền ngang: Nếu vạch này xuất hiện ở phần đường xe đang lưu thông, chúng có ý nghĩa tương tự như biển báo hiệu dừng lại. Loại vạch kẻ này áp dụng cho hầu hết các loại phuơng tiện khác nhau, sau khi dừng lại thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ cần chờ hiệu lệnh giao thông tiếp theo.
  • Vạch kẻ đứt quãng ngang: Được dùng chủ yếu để phân chia phần đường dành cho người đi bộ mỗi khi muốn sang đường.

Ý nghĩa của vạch kẻ đường màu vàng

  • Vạch kẻ đứt khúc màu vàng: Đây là vạch dùng để phân chia hai hướng lưu thông ngược chiều nhau. Tuy nhiên các bạn cần phải lưu ý, nếu vạch màu vàng xuất hiện trên vỉa hè hay lề đường thì chúng mang ý nghĩa cấm đỗ xe.
  • Vạch kẻ đường liền mạch màu vàng: Cũng tương tự với vạch kẻ đứt khúc màu vàng, chúng cũng được dùng để phân chia hai chiều lưu thông nhưng điểm khác biệt là người điều khiển phương tiện giao thông không được lấn hay đè lên vạch kẻ. Với trường hợp vạch kẻ liền màu vàng trên lề hay vỉa hè, những khu vực như vậy không được phép đỗ xe.
  • Vạch kẻ song song màu vàng: Vạch kẻ song song liền mạch màu vàng dùng để phân chia hai hướng lưu thông ngược chiều nhau, đồng thời còn mang ý nghĩ cấm các phương tiện giao thông vượt xe hoặc quay đầu xe. Còn với loại vạch kẻ đường kết hợp 1 vạch liền màu vàng và 1 vạch đứt quãng màu vàng thì phần được có vạch kẻ đứt quãng sẽ được phép quay đầu xe, ngược lại phần đường có vạch kẻ liền mạch sẽ bị cấm quay đầu xe.

Các từ khóa liên quan:

  • vạch kẻ đường là gì
  • quy định về vạch kẻ đường màu vàng
  • vạch kẻ đường màu trắng
  • vạch kẻ đường vàng
  • vạch kẻ đường giao thông
  • vạch kẻ đường giao thông đường bộ
  • vạch kẻ đường trong luật giao thông
  • các vạch kẻ đường giao thông
Vạch Kẻ Đường Là Gì – Những Điều Cần Biết Về Vạch Kẻ Đường