Hầu hết chúng ta đều biết về rắn hổ mang. Chúng là một loài rắn nguy hiểm, có thể gây chết người. Và đa số mọi người đều muốn tránh xa chúng, nhưng cũng có người coi chúng như là thú cưng của họ. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về loài rắn nói chung cũng như các loại rắn hổ mang ở Việt Nam nói riêng.
Trước khi đi sâu vào rắn hổ mang, chúng ta phải hiểu rõ về rắn trước nhé!
Nội dung
Rắn là gì?
Rắn là tên gọi chung của nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân, có thân hình tròn dài. Giống như các loại động vật có vảy khác, rắn là động vật có xương sống, không có mí mắt cũng như tai ngoài.
Phần quai hàm của rắn có cấu tạo linh động. giúp cho chúng có thể nuốt những con mồi có kích thước lớn hơn nhiều so với đầu của mình.
Rắn có 2 cách săn mồi: dùng nọc độc làm tê liệt con mồi (đối với rắn độc) và quấn xiết con mồi (ở rắn không có độc). Tuy nhiên hầu hết các loài rắn không có độc, chúng thường tránh xa con người và chỉ tấn công khi bị khiêu khích.
Rắn không có chân nên chúng di chuyển chủ yếu theo hình thức bò trườn. Các kiểu di chuyển của rắn cũng rất đa dạng như sóng ngang, uốn lượn nghiêng hoặc bơi,…
Nọc độc của rắn ngoài chức năng săn mồi, còn là vũ khí tự vệ của chúng. Rắn có thể tìm thấy ở mọi châu lục (trừ Châu Nam Cực), mọi địa hình và thậm chí trong lòng đại dương hay những nơi có độ cao tới 4900m.
Vậy thế nào là rắn hổ mang?
Tên gọi rắn hổ mang và những điểm quan trọng của loài rắn này như sau:
+ Rắn hổ mang có tên khoa học là Naja atra, là một loài rắn thuộc họ Rắn hổ (Elapidae).
+ Đây là loài xuất hiện tại miền bắc Việt Nam và được người Việt quen gọi với cái tên là rắn hổ mang. Tên rắn hổ mang bắt nguồn từ hình dạng của loài rắn này.
+ Rắn hổ mang còn được xem là một món ăn có nhiều giá trị bổ dưỡng nên hay bị săn bắt. Rắn hổ mang là loài rất quý hiếm và rất cần được bảo vệ. Chúng được sử dụng nhiều trong dược liệu, thực phẩm và thương mại.
Các loại rắn hổ mang ở Việt Nam
Sau khi tìm hiểu về đặc điểm cơ bản về rắn nói chung và rắn hổ mang nói riêng. Thì dưới đây là một vài loại rắn hổ mang ở việt nam có thể bạn chưa biết.
1. Rắn hổ mang chúa (rắn hổ mây)
Đây là vua của họ rắn hổ, chúng có tốc độ di chuyển và khả năng săn mồi cự phách nhất trong số các loại rắn hổ mang ở việt nam.
Đầu của rắn hổ mang chúa và phần lưng thường có màu nâu xám hay màu đen. Phần dưới bụng của nó có màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Chúng có 2 vảy lớn trên đỉnh đầu và mắt nhô ra to.
2. Rắn hổ đất (hổ mang mắt kính)
Đây là loại rắn thứ 2 trong số các loại rắn hổ mang ở Việt Nam. Khi rắn hổ đất bạnh cổ, trên cổ ở mặt lưng có một vòng tròn màu sáng (mắt kính), ở hai bên có 2 dải màu trắng (gọng kính), chính giữa hai mắt của nó có một vết màu nâu đen.
Một hoặc cả hai mắt của nó có thể bị tiêu giảm nhiều hoặc ít. Mặt bụng phần cổ của nó có một dải rộng sẫm màu nằm ngang. Lưng của nó thường có màu nâu sẫm hay vàng lục thường có những vạch ngang nhỏ hơi sáng.
3. Rắn cạp nong – rắn mai gầm
Đây là một loài rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m. Đầu lớn và chiều dài ngắn, ít phân biệt với cổ, mắt tương đối nhỏ và tròn, thân thường nặng nề, đuôi ngắn, mút đuôi tròn, giữa sống lưng có một gờ dọc rất rõ.
Hàng vảy sống lưng của chúng hình sáu cạnh, lớn hơn vảy bên. Thân chúng có khoanh đen và khoanh vàng xen kẽ, các khoanh xấp xỉ bằng nhau.
4. Rắn cạp nia
Rắn cạp nia có lớp vảy trơn và bóng được sắp xếp thành các khoang đậm màu. Bao gồm các khoang đen và khoang màu sáng xen kẽ. Chính đặc điểm này giúp chúng ngụy trang khá tốt tại môi trường sinh sống ở các đồng cỏ hay các cánh rừng có nhiều bụi rậm.
Các vảy dọc theo sống lưng của nó có hình lục giác. Đầu nó thon mảnh và các mắt có con ngươi tròn. Loài rắn này có tiết diện ngang hình tam giác và phẳng ở phần lưng-hông. Đuôi hẹp dần thành điểm nhọn.
5. Rắn hổ mèo
Đầu rắn hổ mèo thuôn dài phân biệt rõ với cổ. Khi tức giận cổ nó phình to theo chiều trước sau chứ không bạnh sang hai bên như rắn hổ mang.
Lưng chúng màu xám nâu từ nửa thân phía sau đến mút đuôi, có những đường màu đen kích thước không đều chạy ngang thân. Bụng của nó màu vàng, bờ sau các tấm vảy bụng và những tấm vảy dưới đuôi có viền đen, đầu màu xám nâu.
Thế giới rắn nói chung và rắn hổ mang nói riêng thật đa dạng. Rắn hổ mang màu gì? Các loại rắn hổ mang muôn màu muôn vẻ chứ không chỉ là có riêng một màu. Với những chia sẻ trên đây tôi hy vọng rằng các bạn đã nắm thêm được những kiến về các loại rắn hổ mang ở Việt Nam.
Từ khóa được tìm kiếm liên quan tới bài:
- rắn hổ mang màu gì
- các loại rắn hổ mang
- rắn hổ mang màu đen
- rắn hổ mang một mắt kính
- các loài rắn hổ mang
- các loài rắn hổ mang ở việt nam