Chat Facebook Chat Zalo

Rắn là một loài phổ biến và chủng loại của nó rất đa dạng. Thì bài viết hôm nay mình chỉ chia sẽ với các bạn chỉ riêng về loài rắn nước cũng như có các loài rắn nước nào. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm nhiều kiến thức nhé!

Các loài rắn nước phổ biến ở Việt Nam

1. Rắn ráo

các loài rắn nước ở việt nam

Rắn ráo là loại rắn đầu tiên trong số các loài rắn nước, sống ở vùng Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng (phân bố hầu hết các tỉnh đồng bằng, trung du cũng như miền núi từ bắc vào nam). Chúng còn có các tên gọi khác như: ngù thinh, ngù sla, ngù xinh, rắn lải. 

Đây là một loài rắn lành không có nọc độc. Chúng có các đặc điểm nhận biết sau: 

  • Đuôi rắn có màu ôliu, các vảy có màu sẫm ở phần rìa,
  • Trên các phần dày nhất của thân có các dải màu nâu nhạt mờ và mất đi khi chúng lớn.
  • Mắt tương đối lớn.
  • Chiều dài đầu và thân 1.080 mm (khoảng 43 in); đuôi 700 mm (khoảng 28 in).

Loài này sống trong rừng, trảng cỏ, bụi ven đường ven nương rẫy và có khi cả trong nhà của con người. Rắn ráo leo treo và bơi lặn giỏi.

Chúng thường chủ động bò đi tìm mồi một mình vào ban ngày. Chủ yếu săn bắt chuột, ếch, nhái và các loài động vật có xương sống nhỏ khác. Nhưng không ăn cá như các loại rắn nước khác.

2. Rắn hoa cỏ cổ đỏ

rắn nước

3. Rắn rào cây

rắn rào cây

Rắn rào cây (Boiga dendrophila) là một loài rắn có kích thước lớn (khi trưởng thành có thể dài tới 2.5m). Chúng rất khỏe và có nọc độc nhẹ. Có thể nhận biết loài rắn này qua các đặc điểm sau:

  • Đỉnh đầu màu đen, phía dưới màu vàng sáng khá bắt mắt.
  • Phần thân của chúng có nhiều sọc nhỏ màu vàng xen kẽ với các khúc đen.

Đặc biệt rắn rào cây khác hẳn với loại rắn cạp nong có độc gây chết người. Rắn rào cây tuy có độc nhưng khi bị cắn, thì hàm lượng độc tố tiết ra của chúng rất nhẹ không đủ để làm chết người. 

Khi săn mồi thì rắn rào cây cần phải tiết ra tới 4.85 mg nọc độc để giết chết một con mồi có trọng lượng 1kg. Trong khi đó, rắn cạp nong chỉ cần 0,071mg nọc độc để giết một con mồi tương tự. Nếu người nào bị rắn này cắn phải thì bị sưng phù lên ở vùng cắn và nếu buồn nôn, chóng mặt nữa thì cần đi nhập viện.

Do đặc tính dễ cáu giận và hay táp cắn nhưng lại chỉ có nọc độc rất nhẹ. Nên chúng thường được trình diễn ở các show về rắn.

4. Rắn Sọc Dưa

các loại rắn nước

Rắn sọc dưa Elaphe radiata (Schlegel) thuộc họ rắn nước Colubridae. Là loài bò sát cỡ lớn, dài tới 2m. Với một số đặc điểm nhận biết khác như:
  • Đầu xuôn dài, phân biệt rõ với cổ.
  • Có 2 vảy thái dương trước; mép trên có 8 – 9 vảy; vảy thân có 19 hàng.
Khi bị tấn công rắn sọc dưa thường bành cổ ra và làm thành những vòng cong và phun hơi phì phì. 
Thức ăn chủ yếu của loài này là chuột. Ngoài ra còn ăn thằn lằn, ếch nhái và đôi khi ăn cả cá.
Đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 7, mỗi lần đẻ từ 5 – 12 trứng. Con non mới nở có chiều dài 20 – 30cm. Chúng thường sống quanh các khu dân cư, nương rẫy và ven rừng. 
Với những chia sẻ trên. Mình tin rằng các bạn đã nắm được các loài rắn nước phổ biến có ở Việt Nam.
Các Loài Rắn Nước Phổ Biến Nhất – Đặc Điểm Nhận Biết Từng Loại
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận